Chứng khoán

Thời gian, phương thức giao dịch chứng khoán

Ngô Minh Ngọc   |  02/12/2021

THỜI GIAN GIAO DỊCH Ngoài các lệnh cơ bản trên thị trường, Cao Bắc hỗ trợ nhà đầu tư các lệnh đặc biệt phù hợp theo các chiến lược đầu tư chứng khoán khác nhau, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 02083.855.372 để được tư vấn chi tiết. NGUYÊN TẮC KHỚP LỆNH Nguyên tắc khớp lệnh ưu tiên theo thứ tự sau 1 2 3 Ưu tiên về lệnh Phiên định kỳ: ATO, ATC Phiên liên tục: MP, MTL, MOL Ưu tiên về giá Mua: giá cao Bán: giá thấp Ưu tiên về mặt thời gian cho lệnh được đặt trước   CÁC LOẠI LỆNH LO (Lệnh giới hạn – HOSE, HNX, UPCOM) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và có hiệu lực cho đến khi kết thúc phiên giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ ATO (Lệnh mở cửa – HOSE) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và có hiệu lực trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa MP (Lệnh thị trường – HOSE) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và khớp ngay tại thời điểm đặt lệnh trong phiên liên tục. Nếu lệnh không khớp hết, phần còn lại chuyển thành lệnh LO MTL (Lệnh thị trường – HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và khớp ngay tại thời điểm đặt lệnh trong phiên liên tục. Nếu lệnh không khớp hết, phần còn lại chuyển thành lệnh LO MOK (Lệnh thị trường khớp toàn bộ – HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch, nếu không khớp được toàn bộ, lệnh sẽ bị hủy MAK (Lệnh thị trường khớp một phần – HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh có thể khớp toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại sẽ bị hủy sau khi khớp lệnh ATC (Lệnh đóng cửa – HOSE, HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và có hiệu lực trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa PLO (Lệnh sau giờ – HNX) Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ, được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch và không được phép sửa, hủy. Các lệnh PLO không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện sẽ tự động hủy.   CÁCH THỨC ĐẶT LỆNH - Đặt lệnh ngay trên Bảng giá DBOARD.  - Đặt lệnh ngay trên Ứng dụng của Công ty chứng khoán. - Đặt lệnh qua đội ngũ của Cao Bắc Quý khách vui lòng liên hệ hotline 02083.855.372 để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm

Tìm hiểu thuật ngữ: GAP (khoảng trống giá)

Ngô Minh Ngọc   |  30/11/2021

GAP, đặc điểm GAP là gì? GAP hay còn gọi là khoảng trống giá. Đây được hiểu đơn giản là khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch hoặc là 2 cây nến liên tiếp.  Thông thường giá đóng cửa của phiên trước sẽ là giá mở cửa của phiên sau. Tuy nhiên, vào một số thời điểm thông tin được bơm vào thị trường quá mức sẽ khiến cho giá của cổ phiếu thay đổi mạnh, tạo ra những khoảng trống lớn trên đồ thị. Những đặc điểm thường thấy của GAP Thời điểm xuất hiện Khoảng trống giá GAP được tạo ra do thông tin được bơm ồ ạt vào thị trường. Điều này sẽ khiến cho giá cổ phiếu thay đổi. Nếu thông tin là tích cực, kì vọng của khách hàng vào những mã cổ phiếu này tăng lên. Nhà đầu tư sẵn sàng trả một mức giá cao đáng kể so với ngày trước. Do đó GAP UP xuất hiện. Ngược lại, khi thông tin tiêu cực xuất hiện, tâm lý nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng. Giá của những mã cổ phiếu này sẽ giảm mạnh, làm xuất hiện GAP DOWN Các khoảng trống giá thường xuất hiện vào một số thời điểm quan trọng như là: - Phiên giao dịch đầu tiên của tuần: Thứ 7, Chủ nhật là những ngày sàn giao dịch không mở cửa. Một số tin tức có thể xuất hiện vào 2 ngày này, khiến cho nhà đầu tư xuất hiện tâm lý FOMO (Sợ bỏ lỡ). Đây là lý do xuất hiện GAP. - Các dịp lễ tết lớn cũng là thời gian các sàn giao dịch nghỉ lễ. Nguồn thông tin được đồn thổi vào những ngày này cũng khiến GAP xuất hiện Đặc điểm của khoảng trống giá Mỗi khoảng trống giá sẽ chỉ ra sự bắt đầu của xu hướng hoặc đảo chiều của xu hướng giá. Vì vậy GAP thường xuất hiện tại các vùng kháng cự mạnh và vùng hỗ trợ.  Những sự kiện tài chính lớn sẽ khiến tâm lý nhà đầu tư thay đổi. Điều này khiến giá của cổ phiếu thay đổi, sinh ra khoảng trống giá. Lấp đầy GAP diễn ra khi nào? Khoảng trống giá được lấp đầy có nghĩa là giá đã quay trở lại với mức giá trước khi tạo GAP. Thuật ngữ này còn được gọi là lấp GAP. Xem thêm các thuật ngữ chứng khoán khác tại đây Khi xuất hiện GAP sẽ có những thời điểm khoảng trống này được lấp đầy. Điều này sẽ giúp Nhà đầu tư tận dụng cơ hội để vào lệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải tình huống nào “lấp GAP” cũng xảy ra. Một số trường hợp khoảng trống giá được lấp đầy Nhà đầu tư cần lưu ý: GAP xuất hiện tại các vùng kháng cự hoặc vùng hỗ trợ mạnh sẽ có xu hướng quay trở lại các vùng này nhằm xác định một lần nữa xu hướng giá tại thời điểm hiện tại trước khi tiếp tục giảm hoặc tăng. GAP xảy ra tại các khu vực mô hình giá thường hay lấp đầy nhằm hoàn thiện mô hình. Các loại GAP thường gặp Trên thị trường thường có 4 loại GAP phổ biến: Common GAP – GAP thường  Common GAP hay còn gọi là GAP thường, thể hiện khoảng trống tạm thời. Common GAP xảy ra khi cổ phiếu đi ngang và giao động trong phạm vi hẹp.    Khoảng trống giá của Common GAP thường không quá cách biệt. Thông thường, GAP này cũng bị lấp kín không lâu sau đó. Tín hiệu của GAP thường khá yếu và không ảnh hưởng nhiều đến việc giao dịch của các nhà đầu tư. Breakaway GAP – GAP phá vỡ Breakaway GAP hay còn gọi là GAP phá vỡ. Thường những GAP này sẽ xuất hiện khi có những thông tin, sự kiện bất ngờ xảy ra trên thị trường. Những thông tin này sẽ khiến tâm lý nhà đầu tư thay đổi. Có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Điều này khiến xu hướng giá nhanh chóng thay đổi theo. Breakaway GAP đóng vai trò như một vùng kháng cự mạnh nếu là GAP Down hoặc là vùng hỗ trợ mạnh nếu là GAP Up. Trong nhiều trường hợp, loại GAP này không thể lấp đầy. Nhưng nếu xuất hiện một đợt lấp đầy hoặc lấp đầy một phần thì đây chính là một tín hiệu giao dịch tốt cho một cơ hội lý tưởng. Runaway GAP – GAP tiếp diễn Runaway GAP thường xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc giảm rõ rệt của một mã cổ phiếu. Loại GAP này thường không bị lấp đầy vì thị trường sẽ tiếp tục diễn ra theo xu hướng hiện tại. Trong xu hướng tăng, Runaway GAP sẽ là một GAP Up và ngược lại. Trong xu hướng tăng, GAP tiếp diễn cho thấy được tâm lý phấn khích của nhà đầu tư. Khi giá đang tăng, nhà đầu tư sẽ quyết định mua thêm vì thấy được tiềm năng của mã cổ phiếu đó.  Trong xu hướng giảm, GAP tiếp diễn lại cho thấy tâm lý bi quan của bên bán. Nhà đầu tư lúc này sẽ quyết định bán mạnh vì nghĩ rằng khả năng phục hồi giá sẽ rất thấp. Exhaustion GAP – GAP kiệt sức Ngược lại với Runaway GAP, Exhaustion GAP sẽ báo hiệu kết thúc một xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường chứng khoán. Nó thường nằm tại đáy hoặc đỉnh sau khi đã hình thành xu hướng giảm giá hoặc tăng giá một thời gian dài trước đó.  Nguồn: Tổng hợp từ Internet
Xem thêm

Các sàn giao dịch chứng khoán uy tín trên thị trường Việt Nam

Ngô Minh Ngọc   |  28/11/2021

Điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán Sàn giao dịch chứng khoán là gì? Sàn chứng khoán là nơi các nhà đầu tư giao dịch các loại chứng khoán đang có trên thị trường. Cụ thể, nhà đầu tư có thể mua bán, trao đổi, cũng có quyền trao tặng và chuyển nhượng trên sàn.  Đây là đơn vị trung gian xử lý các giao dịch chứng khoán, thực hiện các hoạt động niêm yết, phát hành và thu hồi chứng khoán, thanh toán các lợi nhuận, chi phí phát sinh. Các loại chứng khoán thường được sử dụng là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, phái sinh…  Bên cạnh đó, sàn giao dịch cũng là sân chơi để người mua, bán chứng khoán trao đổi với nhau. Các sàn cũng cung cấp một lượng lớn thông tin để nhà đầu tư tham khảo trước khi ra quyết định. Điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán Doanh nghiệp muốn được niêm yết trên sàn cần rất nhiều yếu tố. Sau khi niêm yết, các công ty sẽ hoạt động, giao dịch trên sàn đó.  Ví dụ: Để được niêm yết trên sàn UPCOM, các công ty phải đảm bảo một số yêu cầu sau: – Vốn điều lệ: mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán trên 10 tỷ đồng trở lên tính trên sổ kế toán. – Tình hình hoạt động của Công ty: năm liền trước năm đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, Công ty có yêu cầu đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán. Vai trò của sàn giao dịch chứng khoán Huy động vốn  Nhà đầu tư sẽ sử dụng tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư vào thị trường với hi vọng tạo ra lợi nhuận. Doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của các Nhà đầu tư cho việc phát triển kinh doanh. Việc này vừa giúp Nhà đầu tư có lợi nhuận, đồng thời các Doanh nghiệp cũng có kinh phí để phát triển, mở rộng sản xuất, Kinh tế đất nước sẽ được thúc đẩy mạnh, đồng thời Nhà đầu tư có một khoản lợi nhuận tốt hơn. Tạo môi trường để phát triển doanh nghiệp Nguồn vốn các Doanh nghiệp nhận được từ việc huy động tiền nhàn rỗi của Nhà đầu tư sẽ được tái đầu tư. Đây là cơ hội để các Doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất… Điều này giúp Doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Tạo cơ hội đầu tư Giúp giảm thiểu chênh lệch thu nhập giữa những Nhà đầu tư chuyên nghiệp và nghiệp dư. Tất cả mọi người đều có thể mua cổ phần và trở thành người đồng hữu cổ phần của doanh nghiệp trên sàn. Tùy vào khả năng tài chính mà Nhà đầu tư có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chiến lược của bản thân. Hợp tác quản lý doanh nghiệp Mỗi Nhà đầu tư khi đầu tư vào Doanh nghiệp đã được sở hữu một phần của Doanh nghiệp. Khi đó, việc kinh doanh sẽ thực hiện một cách minh bạch và chặt chẽ hơn để đảm bảo lợi ích của các Nhà đầu tư nhưng vẫn có cơ hội phát triển công ty. Sự hợp tác quản lý sẽ hiệu quả hơn so với các công ty tư nhân. Thước đo kinh tế Điểm tại sàn giao dịch chứng khoán lên hay xuống phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Khi các sàn tăng điểm chứng tỏ nền kinh tế đang có những dấu hiệu tốt. Các Nhà đầu tư bắt đầu đổ dồn vào thị trường để tìm kiếm những kênh có lãi suất cao hơn.  Các sàn chứng khoán uy tín tại Việt Nam Để giao dịch chứng khoán an toàn, các Nhà đầu tư cần chọn các sàn giao dịch uy tín. Dưới đây là những sàn giao dịch chứng khoán lớn và uy tín hàng đầu của Việt Nam: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) Sàn chứng khoán HOSE hay HSX còn được gọi là sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Sàn này trực thuộc ủy ban chứng khoán nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết tại Việt Nam.  Đây là sàn chứng khoán đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Những chứng khoán được niêm yết trên HSX đều đảm bảo được uy tín vì các công ty phát hành đều phải đảm bảo những điều kiện nghiêm ngặt. Tính đến tháng 07/2022, Sàn HOSE có 554 mã chứng khoán niêm yết, trong đó gồm: 402 mã cổ phiếu, 02 mã chứng chỉ quỹ đóng, 09 mã chứng chỉ quỹ ETF, 137 mã chứng quyền có bảo đảm và 04 mã trái phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 134 tỷ cổ phiếu. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) HNX hay Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được thành lập vào năm 2005. Tương tự như sàn HOSE, vì là sàn HNX trực thuộc Nhà nước nên độ uy tín được đảm bảo. Tính đến tháng 07/2022, số lượng công ty niêm yết tại sàn HNX đạt số lượng 359 doanh nghiệp, thuộc 12 lĩnh vực, ngành nghề. Với chính xác 359 doanh nghiệp trên sàn HNX có đến 14.832.846.989 cổ phiếu được niêm yết. Sàn giao dịch Upcom Sàn chứng khoán Upcom (Unlisted Public Company Market) là nơi giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa được niêm yết. Sàn Upcom ra đời vào năm 2009, được tổ chức và vận hành dưới sự quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Sau nhiều năm hoạt động, sàn Upcom có 895 công ty đăng ký giao dịch. Thủ tục đăng kí niêm yết trên sàn Upcom không khắt khe như ở HOSE và HNX. Tuy nhiên, mọi giao dịch chứng khoán trên sàn Upcom vẫn đảm bảo an toàn vì chịu sự quản lý của Nhà nước và được pháp luật bảo vệ. 
Xem thêm

Lịch sử hình thành thị trường Chứng khoán Việt Nam

Ngô Minh Ngọc   |  27/11/2021

Thị trường Chứng khoán thế giới đã hình thành và phát triển từ cách đây hàng thế kỷ, nhưng mới được hình thành ở Việt Nam cách đây khoảng hơn 25 năm. Khởi đầu từ ngày 28/11/1996 với việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam (hiện tại ở 234 Lương Thế Vinh, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội). Hai năm sau, vào ngày 11/7/1998, thị trường Chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh sau Nghị định số 48/CP của Chính phủ. Đồng thời, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh - HOSE, tại số 16 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) cũng được thành lập Ngày 28/7/2000 là phiên giao dịch đầu tiên của thị trường Chứng khoán Việt Nam với 2 mã cổ phiếu là REE (Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM (Công ty Cổ phần SAM Holdings). Vào lúc này, mỗi tuần chỉ có 2 phiên giao dịch. Ngày 8/3/2005 khai trường Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HSX tại số 2 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nếu như TTGDCK TP.HCM (HoSe) là nơi niêm yết giao dịch Chứng khoán của những Công ty lớn, thì TTGDCK Hà Nội (HNX) là nơi tập trung niêm yết của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngày 24/6/2009, sàn Upcom, nơi giao dịch những cổ phiếu chưa đạt đủ tiêu chuẩn niêm yết trên 2 sàn giao dịch TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX) đi vào vận hành. Ngày 6/2/2012, chỉ số VN30 ra mắt. Đây là nhóm những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn được triển khai trên sàn giao dịch TP.HCM (HOSE). Tìm hiểu thêm các sàn giao dịch chứng khoán uy tín trên thị trường Việt Nam tại đây Sau hơn 20 năm hoạt động đã trở thành một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển. Quy mô huy động vốn qua thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 - 2020 đạt gần 2,9 triệu đồng, gấp gần 10 lần so với giai đoạn 2000 - 2010, đóng góp bình quân 19,5% tổng mức đầu tư toàn xã hội, góp phần cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn.Trong hơn 20 năm qua, thị trường Chứng khoán Việt Nam trải qua khá nhiều biến động cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế Thế giới và Việt Nam. Thị trường Chứng khoán Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của kinh tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đây sẽ là một kênh đầu tư tiềm năng cho những nhà đầu tư tài chính và cũng là kênh hiệu quả để các doanh nghiệp huy động vốn cho sự phát triển của mình.
Xem thêm

Cổ phiếu là gì? Mệnh giá cổ phiếu & Điều kiện để công ty chào bán cổ phiếu

Ngô Minh Ngọc   |  25/11/2021

Cổ phiếu là gì? Tại khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa cổ phiếu như sau: "2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành." Theo khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ phiếu như sau: - Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: + Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; + Số lượng cổ phần và loại cổ phần; + Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu; + Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; + Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty; + Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu; + Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi. Quy định mệnh giá cổ phiếu Căn cứ Điều 13 Luật Chứng khoán 2019 quy định mệnh giá cổ phiếu như sau: - Mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam. - Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng. - Trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá. Như vậy, mệnh giá cổ phiếu được quy định khi chào bán ra công chúng có giá là 10 nghìn đồng Điều kiện chào bán cổ phiếu Tại Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 quy định điều kiện để công ty bán cổ phiếu như sau: (1) Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm: a) Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua; d) Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành; đ) Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán; e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích; g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán; h) Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán; i) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán. (2) Điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng bao gồm: a) Đáp ứng quy định tại các điểm a, c, e, g, h và i khoản 1 Điều này; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; c) Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theo mệnh giá không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành tính theo mệnh giá, trừ trường hợp có bảo lãnh phát hành với cam kết nhận mua toàn bộ cổ phiếu của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành để hoán đổi, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; d) Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành, cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư phải đạt tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.
Xem thêm

Các chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích cơ bản

Ngô Minh Ngọc   |  20/11/2021

Chỉ số EPS EPS (Earning Per Share) được hiểu là khoản lợi nhuận thu được từ một cổ phiếu.  Thông qua chỉ số này, những nhà đầu tư có thể thấy được khả năng sinh lời của một công ty. Có thể hiểu, chỉ số này càng cao, nhà đầu tư càng thu được nhiều lợi nhuận. Ngoài ra, EPS còn giúp những nhà đầu tư so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp với nhau, từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.  Công thức tính chỉ số EPS:              EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông. Chỉ số EPS bao gồm 2 loại:  - EPS cơ bản: là lợi nhuận cơ bản từ một cổ phiếu trên tổng cổ phiếu đang lưu hành  - EPS pha loãng: bao gồm cả cổ phiếu công ty nắm giữ và cả trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu phát hành thêm.  Tuy nhiên EPS chỉ phản ánh kết quả kinh doanh của 4 quý gần nhất, vì vậy các doanh nghiệp có thể lợi dụng những thủ thuật làm tăng chỉ số EPS sao cho hấp dẫn với những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.  Chỉ số P/E Chỉ số P/E (Prive to Earning ratio) thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. P/E thấp có thể là do định giá thấp, doanh nghiệp đang gặp vấn đề, hoặc ở vùng đỉnh ở chu kì kinh doanh và ngược lại P/E cao có thể do cổ phiếu của doanh nghiệp đang được định giá cao, triển vọng tốt.  P/E là một chỉ số đơn giản và dễ tính toán, cũng như giúp những nhà đầu tư định giá hiệu quả một doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, chỉ số này rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy các nhà đầu tư cần phải lưu ý xem xét thật kĩ các yếu tố của như khả năng phát triển về công ty, mức độ lạm phát, P/E của ngành đó…  Công thức tính chỉ số P/E:                P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) Chỉ số ROE, ROA Chỉ số ROE ROE (Return On Equity) thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, cho thấy được doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận từ 1 đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này thường được những nhà đầu tư trường phái cơ bản quan tâm vì họ quan tâm đến hiệu quả của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào.   Công thức tính chỉ số ROE:              ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường ROE càng cao cho thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp là có hiệu quả. Tuy nhiên, để kết luận có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không thông qua chỉ số này, những nhà đầu tư cần lưu ý về ROE trung bình ngành của doanh nghiệp đó, thời vụ, thời gian kinh doanh.  Bên cạnh đó, ROE cực kỳ cao có thể tiềm ẩn những nguy cơ do vốn chủ sở hữu quá nhỏ so với thu nhập ròng. Điều này cần các nhà đầu tư phân tích và tìm hiểu kỹ hơn để tránh đưa ra những quyết định sai lầm.  Chỉ số ROA ROA (Return On Assets) thể hiện tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, cho thấy được khả năng sinh lời trên một đồng tài sản của công ty. Chỉ số này sẽ đo lường hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần quan tâm đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp đó.  Công thức tính chỉ số ROA            ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản Doanh nghiệp có ROA cao tức là sử dụng tài sản càng hiệu quả và tối ưu được các nguồn lực sẵn có. Các doanh nghiệp có ROA lớn sẽ được những nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần phải có một cái nhìn khách quan về lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động, so sánh với ROA của quá khứ cũng như đối thủ cùng ngành để đưa ra được quyết định đầu tư hiệu quả nhất.  Thông tin về những chỉ số cơ bản ta có thể dễ dàng tự tính thông qua các thông tin có sẵn trên báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh hoặc có thể lấy từ các nguồn có sẵn. Ngoài những yếu tố trên, nhà đầu tư cần phải quan tâm những yếu tố khác trong bảng báo cáo tài chính, thông tin 360 độ về doanh nghiệp để đưa ra cái nhìn tổng quan, kết hợp các chỉ số khác nhau để đánh giá cũng như phân tích về tiềm năng của doanh nghiệp.  
Xem thêm
Chat hỗ trợ
Chat ngay
facebook