Chứng khoán

Các loại cổ phiếu, cách thức tham gia đầu tư chứng khoán

Ngô Minh Ngọc   |  18/12/2021

CỔ PHIẾU VÀ CÁC LOẠI CỔ PHIẾU 1.1. Cổ phiếu Cổ phiếu là loại chứng khoán, được phát hành dưới dạng chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. 1.2. Các loại cổ phiếu Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành hai dạng cổ phiếu: - Cổ phiếu thường: Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được: + Quyền tự do chuyển nhượng + Quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông + Được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu đang nắm giữ - Cổ phiếu ưu đãi: Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như: + Lợi tức ổn định + Không có quyền được bầu cử, ứng cử + Được nhận cổ tức đầu tiên. Khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước sau đó mới đến cổ đông thường (Nguồn: VNDirect) VÌ SAO NÊN ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU? Lợi nhuận cao trong dài hạn Khi nắm giữ chứng khoán, thực chất là Nhà đầu tư đang sở hữu một phần doanh nghiệp. Mức lợi nhuận Nhà đầu tư thu được khi gửi tiết kiệm là cố định và chỉ khoảng 6-7%/năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trung bình của các Công ty trên thị trường chứng khoán là 20%/năm. Việc Nhà đầu tư chọn ra những công ty có tiềm năng tăng trưởng cao để mua cổ phiếu của các công ty đó, khi công ty làm ăn có lãi sẽ trả cổ tức cho nhà đầu tư, hoặc khi giá cổ phiếu tăng lên, Nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua cổ phiếu và giá bán cổ phiếu. Chứng khoán là tài sản thanh khoản cao nhất chỉ sau tiền mặt Thanh khoản được định nghĩa là khả năng chuyển đổi thành tiền của một tài sản. Khi buôn bán mặt hàng nào đó, Nhà đầu tư chỉ có thể tiêu thụ được hàng khi có nhiều người muốn mua hoặc bán những mặt hàng tương tự. Thị trường chứng khoán là nơi tập trung rất nhiều những người mua và bán các mặt hàng chứng khoán. Nhu cầu mua cổ phiếu hay bán của Nhà đầu tư sẽ được đáp ứng trong thời gian ngắn bởi những người tham gia thị trường (khớp lệnh giao dịch ngay lập tức), chứng khoán của Nhà đầu tư có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng. Chứng khoán là kênh đầu tư linh hoạt Nhà đầu tư không cần tích lũy nhiều tiền mới có thể bắt đầu đầu tư cổ phiếu như khi đầu tư vào bất động sản, so với một căn nhà 1 tỷ đồng, Nhà đầu tư chỉ cần vài triệu đồng là đã có thể mua bán cổ phiếu trên thị trường. Nhà đầu tư cũng không phải chờ vài tháng hay vài năm để khoản tiền sinh lời như gửi tiết kiệm, thời gian tối thiểu mà Nhà đầu tư cần để nắm giữ một cổ phiếu là 3 ngày, khi cổ phiếu đã tăng giá như kỳ vọng, Nhà đầu tư có thể bán bất cứ lúc nào. ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NHƯ THẾ NÀO? Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán Mở tài khoản chứng khoán tại Cao Bắc chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Nhà đầu tư chỉ cần 10 phút để đăng ký và có thể giao dịch ngay sau khi tạo tài khoản online thành công. Vui lòng liên hệ hotline 02083.855.372 để được tư vấn chi tiết. Bước 2: Chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán Nhà đầu tư có thể dễ dàng Nộp - Rút – Chuyển tiền nhanh chóng, thuận tiện với dịch vụ thanh toán kết nối Thu - Chi tự động với các ngân hàng hàng đầu. Vui lòng liên hệ hotline 02083.855.372 để được hướng dẫn chi tiết. Bước 3: Giao dịch và đặt lệnh Cao Bắc hiện cung cấp dịch vụ tư vấn 1-1 khuyến nghị mua/bán tức thời, dịch vụ ủy thác đầu tư phù hợp với nhu cầu của các Nhà đầu tư.  
Xem thêm

Ý nghĩa các màu sắc trong chứng khoán

Ngô Minh Ngọc   |  15/12/2021

Các màu sắc trong chứng khoán Nắm được ý nghĩa màu sắc trong bảng giá chứng khoán giúp Nhà đầu tư theo dõi thông tin và xu hướng thị trường đang diễn ra.  Các màu gồm: Xanh lá cây, xanh dương, đỏ, tím, vàng, trắng. Mỗi màu thể hiện các chỉ số giá khác nhau. Ý nghĩa các màu Màu tím Màu tím thể hiện cho giá trần (CE): Mức giá cao nhất Nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong phiên giao dịch trong ngày. Mỗi sàn giao dịch sẽ xác định mức giá trần theo công thức khác nhau dựa trên giá tham chiếu. Trong đó, giá tham chiếu là giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Cụ thể:  - Tại sàn HNX: Giá trần tăng 10% so với giá tham chiếu.  - Tại sàn HOSE: Giá trần tăng 7% so với giá tham chiếu.  - Tại sàn UPCOM: Giá trần tăng 15% so với giá tham chiếu.  Ví dụ, giá tham chiếu của cổ phiếu FTS tại HNX là 38.200 đồng phiên ngày 22/7/2022 (thứ sáu). Trên bảng giá chứng khoán trong ngày 25/7/2022 (thứ hai), giá trần (màu tím) bằng 42.000 đồng.  Màu xanh dương Màu xanh dương thể hiện mức giá sàn: Mức giá thấp nhất mà Nhà đầu tư có quyền đặt lệnh mua hoặc bán theo phiên giao dịch trong ngày.  Mức giá này cũng được xác định dựa trên giá tham chiếu và tùy vào từng sàn chứng khoán để áp dụng theo công thức, cụ thể: - Tại sàn HNX: Mức giá sàn giảm 10% so với mức giá tham chiếu. - Tại sàn HOSE: Mức giá sàn giảm 7% so với mức giá tham chiếu. - Tại sàn UPCOM: Mức giá sàn giảm 15% so với mức giá bình quân trong phiên giao dịch trước đó. Màu vàng Màu vàng thể hiện cho giá tham chiếu: Mức giá chứng khoán không thay đổi so với mức tham chiếu. Điều này có nghĩa là mức giá của mã cổ phiếu trong kỳ giao dịch này đang bằng với giá đóng cửa của phiên trước đó.  Tại sàn UPCOM thì mức giá tham chiếu hay còn gọi là “giá vàng” được xác định bằng bình quan các phiên giao dịch gần nhất. Màu đỏ Màu đỏ thể hiện cho mức giá hay chỉ số chứng khoán đang có chiều hướng giảm. Mức giá đỏ thấp hơn giá tham chiếu nhưng lại cao hơn giá sàn. Nếu giá cổ phiếu trên sàn giao dịch có màu đỏ thì cùng với đó, khối lượng đi kèm cũng sẽ có màu đỏ. Màu xanh lá Màu xanh lá thể hiện cho mức giá hay chỉ số chứng khoán đang có chiều hướng tăng. Mức giá xanh lá cao hơn giá tham chiếu nhưng thấp hơn giá trần. Màu trắng Màu trắng mang ý nghĩa là các mã cổ phiếu của các Nhà đầu tư chưa được khớp lệnh vào bất cứ lô giao dịch nào. Mã cổ phiếu trắng có hai loại đó là trắng bên bán và trắng bên mua. Cách đọc bảng giá Nhà đầu tư cần nắm thông tin chi tiết về từng mã cổ phiếu. Cụ thể: - Mã CK (Symbol): Là mã giao dịch của công ty trên các sàn chứng khoán. Khi tham gia vào các sàn thì mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp 1 mã riêng biệt. - Giá trần, giá tím (Ceil): Là mức giá cao nhất của cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể đặt mua trong một phiên giao dịch cụ thể. Mức giá này có thể thay đổi tùy theo mã cổ phiếu cũng như ngày giao dịch. - Giá sàn, giá xanh dương (Floor): Trái ngược với giá trần, đây là mức giá thấp nhất của cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể mua trong một phiên giao dịch. - TC/giá vàng/ giá tham chiếu (Ref): Đây là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. - Dư bán: Là bên đang chờ để bán cổ phiếu với Giá 1: Khối lượng 1; Giá 2: Khối lượng 2; Có thể hiểu là nhà đầu tư sẵn sàng bán cổ phiếu với mức giá và khối lượng tương đương, tuy nhiên lại chưa có người mua nên bị dư bán. - Dư mua: Trái ngược với dư bán, đây là khối lượng cổ phiếu muốn mua nhưng hiện tại chưa có người bán nên được xếp vào dư mua. - Khớp lệnh (Matched): Là khi giá cổ phiếu của bên mua và bán trùng nhau. Lúc này giao dịch cổ phiếu được hoàn thành với mức giá bán thành công và KL chính là khối lượng cổ phiếu được bán ra. - “+,-” chính là mức chênh lệch tăng hay giảm khi so sánh với mức tham chiếu. - Cao: Là mức giá cổ phiếu cao nhất đã được giao dịch trong phiên. - Thấp: Là mức giá thấp nhất đã được giao dịch trong phiên. - TB: Là mức giá trung bình trong phiên giao dịch, được tính bằng trung bình cộng của tất cả mức giá. - KL: Là tổng khối lượng cổ phiếu trong một phiên giao dịch. - ROOM: Là khối lượng cổ phiếu mà các Nhà đầu tư đang nắm giữ. Đây là các nhà đầu tư nước ngoài đang giữ cổ phần trên sàn chứng khoán. - NN mua: Ký hiệu của Nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán trên sàn giao dịch. - NN bán: Ký hiệu của Nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu trên sàn giao dịch.
Xem thêm

Tổng quan chứng khoán phái sinh

Ngô Minh Ngọc   |  08/12/2021

CÁC KHÁI NIỆM Khái niệm Giải thích Hợp đồng tương lai  Là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định trước.  Tài sản cơ sở  Là đối tượng được thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh.  Ký quỹ  Khoản đặt cọc để tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh, đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh toán của hai bên hợp đồng.  Vị thế  Trạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ.  Đóng vị thế  Mở một vị thế đối ứng với một vị thế đang nắm giữ có cùng tài sản cơ sở và ngày đáo hạn.  Giá thanh toán cuối ngày  Mức giá của hợp đồng phái sinh được dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày của từng hợp đồng.  Giá thanh toán cuối cùng  Mức giá của tài sản cơ sở được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở đó, dùng để tính t oán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng.  Hệ số nhân hợp đồng  Hệ số quy đổi giá trị của Hợp đồng tương lai chỉ số thành tiền. Khối lượng mở Số lượng hợp đồng của một loại Chứng khoán phái sinh đang còn tồn tại ở một thời điểm. LỢI ÍCH GIAO DỊCH DỄ DÀNG, THUẬN TIỆN Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra tương tự như giao dịch cổ phiếu. Nhà đầu tư dự đoán thị trường tăng điểm sẽ đặt lệnh mua để mở vị thế mua hợp đồng tương lai, khi thị trường tăng đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận. Ngược lại, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán hợp đồng tương lai để kiếm lời trong thị trường giảm điểm. LỢI ÍCH NHỜ TỈ LỆ ĐÒN BẨY CAO Với đặc thù chỉ cần ký quỹ một phần giá trị hợp đồng, hợp đồng tương lai sẽ mang lại cho nhà đầu tư mức đòn bẩy rất cao, khiến cho số lãi nhận được có thể lớn hơn nhiều so với đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, đòn bẩy cao cũng có thể mang lại thiệt hại lớn nếu thị trường đi ngược lại với dự đoán của nhà đầu tư, do vậy nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ khi đã nắm giữ hợp đồng tương lai. CÓ THỂ MUA/BÁN LIÊN TỤC TRONG NGÀY Nếu như trong giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu phải chờ 2 ngày để cổ phiếu về tài khoản mới có thể thực hiện bán, thì ở giao dịch hợp đồng tương lai, lợi ích từ việc nhà đầu tư có thể ngay lập tức đóng vị thế vừa mở (bất kể là vị thế mua hay vị thế bán). Như vậy, nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế trong phiên để tìm kiếm lợi nhuận trên mọi biến động của thị trường. CƠ HỘI TÌM KIẾM LỢI NHUẬN KHI THỊ TRƯỜNG GIẢM ĐIỂM Hiện tại trên thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư đang không có công cụ để tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường giảm điểm. Tuy nhiên, với hợp đồng tương lai, nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện được việc này. Nhà đầu tư có thể tham gia vào vị thế bán hợp đồng tương lai bất kỳ lúc nào với điều kiện duy nhất cần đáp ứng là nộp đủ số lượng ký quỹ yêu cầu trước khi tham gia hợp đồng. Khi chỉ số giảm đúng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận từ giao dịch bán hợp đồng tương lai của mình. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỈ SỐ VN30 Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 Mã hợp đồng VN30F Tài sản cơ sở Chỉ số VN30 Hệ số nhân 100.000 đồng Quy mô hợp đồng 100.000 đồng x điểm chỉ số cơ sở Tháng đáo hạn Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo Phương thức giao dịch Khớp lệnh & thỏa thuận Thời gian giao dịch Phiên ATO: 8h45’ – 9h00’ Phiên liên tục sáng: 9h00’ – 11h30’ Phiên liên tục chiều: 13h00’ – 14h30’ Phiên ATC: 14h30’ – 14h45’ Biên độ dao động giá +/- 7% Bước giá 0,1 điểm chỉ số (tương đương 10.000 đồng) Đơn vị giao dịch 01 Hợp đồng KLGD tối thiểu 01 Hợp đồng Ngày GD cuối cùng Ngày Thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng Phương thức thanh toán Thanh toán bằng tiền Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng Giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng của Hợp đồng tương lai. Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên)
Xem thêm

Kiến thức về điểm chứng khoán

Ngô Minh Ngọc   |  06/12/2021

Điểm chứng khoán là gì? Điểm chứng khoán là gì?  Điểm chứng khoán là chỉ số thể hiện sự tăng giảm của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Chỉ số này có thể hiện tình hình biến động của toàn thị trường hoặc đối với từng chỉ số riêng biệt. Nhà đầu tư có thể dựa vào sự lên xuống của điểm số để xác định xu hướng của thị trường. Các chỉ số giá thị trường – INDEX trên sàn chứng khoán Chỉ số giá thị trường – INDEX STOCK thể hiện giá chứng khoán bình quân hiện tại so với giá bình quân gốc ở thời kì đã chọn. Chỉ số này thể hiện xu hướng giá chứng khoán toàn thị trường đang tăng hay giảm.  Có 4 loại chỉ số chứng khoán đó là: - Chỉ số cổ phiếu - Chỉ số trái phiếu - Chỉ số chứng khoán phái sinh - Chỉ số kết hợp giữa cổ phiếu và trái phiếu Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào chỉ số INDEX của cổ phiếu Việt Nam. Các chỉ số này sẽ phân loại theo các sàn chứng khoán đang giao dịch, cụ thể gồm: - Chỉ số VN – INDEX: Chỉ số chứng khoán sàn HOSE – Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - Chỉ số HNX – INDEX: Chỉ số chứng khoán sàn HNX – Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - Chỉ số UPCOM – INDEX: Chỉ số chứng khoán sàn Upcom – Sàn giao dịch chứng khoán đại chúng Ngoài ra, sàn HOSE và sàn HNX còn có chỉ số thống kê của 30 công ty vốn hóa lớn nhất và tính thanh khoản cao nhất, đó là: - VN30 – INDEX: chỉ số thống kê 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất và tính thanh khoản cao nhất sàn HOSE. - HNX30 – INDEX: chỉ số thống kê 30 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất và tính thanh khoản cao nhất sàn HNX. Ví dụ: Kết thúc phiên sáng ngày 4/4/2022, chỉ số VN-INDEX tăng 10.47 điểm. Số liệu này thể hiện sự tăng giá của các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE. Điểm chứng khoán được sàn giao dịch công bố tự động hàng ngày và linh hoạt mỗi phiên. Yếu tố ảnh hưởng đến điểm chứng khoán Điểm chứng khoán thể hiện được tình hình biến động của toàn thị trường hoặc từng chỉ số riêng biệt. Điều này khiến chỉ số này rất dễ chịu tác động của các yếu tố sau: - Tình hình phát triển kinh tế: Đây là yếu tố tiên quyết, tác động lớn đến điểm chứng khoán. Việc lãi suất ngân hàng giảm mạnh khi đại dịch COVID-19 xuất hiện đã khiến nhà đầu tư rút tiền khỏi tài khoản tiết kiệm. Mục đích của họ là tìm kiếm một kênh đầu tư khác với tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Điều này giúp thanh khoản của thị trường chứng khoán tăng mạnh, kéo theo đó là sự tăng trưởng của điểm chứng khoán. - Tâm lý nhà đầu tư: Điểm của thị trường chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí của nhà đầu tư trên thị trường. Những nhà đầu tư mới tham gia thị trường thường có tâm lý chạy theo đám đông. Việc chưa đủ kinh nghiệm khiến những nhà đầu tư FOMO, chạy theo việc mua – bán kiếm lời. Các chính sách, quy định giao dịch của thị trường chứng khoán: Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường, kéo theo là tâm lý của các nhà đầu tư khiến khối lượng giao dịch trên thị trường thay đổi. - Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu: Giá của cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua bán của nhà đầu tư. Điểm số của thị trường theo đó cũng thay đổi theo. Ý nghĩa điểm chứng khoán - Tăng/ Giảm điểm chứng khoán: Thị trường tăng điểm thể hiện việc giá cổ phiếu đang ở trong xu hướng tăng. Nhưng ngược lại, khi thị trường giảm điểm, giá niêm yết của cố phiếu cũng có xu hướng giảm. Lúc này, nhiều nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu của mình. - Tâm lý nhà đầu tư: Điểm thị trường giảm phản ảnh sự không kì vọng của nhà đầu tư vào thị trường, tâm lý FOMO của những nhà đầu tư mới. Mặt khác, khi điểm thị trường tăng, kì vọng của những nhà đầu tư vào thị trường nhiều hơn. Họ dồn tiền vào chứng khoán và hi vọng vào mức lợi nhuận cao hơn.   - Phản ánh nền kinh tế thị trường: Khi kinh tế phát triển mạnh, doanh nghiệp làm ăn tốt, giá cổ phiếu tăng sẽ kéo điểm chứng khoán lên. Ngược lại, khi nền kinh tế xấu, điểm chứng khoán cũng giảm theo.  
Xem thêm

Tìm hiểu thuật ngữ: Ngày giao dịch không hưởng quyền & Ngày đăng ký cuối cùng

Ngô Minh Ngọc   |  06/12/2021

Ngày giao dịch không hưởng quyền Khi nhà đầu tư mua một cổ phiếu của một công ty, họ sẽ trở thành cổ đông của công ty đó và được hưởng các quyền như: quyền nhận cổ tức, quyền họp Đại hội cổ đông…  Như vậy, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày giao dịch mà người mua cổ phiếu sẽ không được nhận các quyền nêu trên. Theo quy định của Luật Chứng khoán hiện hành, khi mua cổ phiếu của công ty A xong, Cổ đông phải đợi đến ngày T+2,5 mới có được quyền sở hữu cổ phiếu của công ty này. Vì vậy nhà đầu tư cần phải mua trước ngày giao dịch không hưởng quyền, mới được ghi tên trong danh sách hưởng quyền cổ đông. Sau ngày này, Trung tâm lưu ký sẽ chốt danh sách khách hàng sở hữu cổ phiếu A để thực hiện quyền cổ đông. Vậy nếu bán cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền thì nhà đầu tư có được nhận được cổ tức không? Cụ thể, khi nhà đầu tư nhận được thông báo rằng số cổ phiếu đang sở hữu sẽ được chia cổ tức bằng tiền mặt thì phần giá của cổ phiếu trong ngày sẽ được tiến hành điều chỉnh giảm tương ứng với cổ tức được chia. Vì thế, khi vào ngày giao dịch không hưởng quyền, nhà đầu tư tiến hành bán cổ phiếu thì đến ngày chia cổ tức sẽ vẫn được nhận khoản đó theo đúng như quy định ban đầu. Tức là trong ngày giao dịch không hưởng quyền, nhà đầu tư nếu bán cổ phiếu đang nắm giữ thì họ vẫn sẽ nhận được cổ tức. Trường hợp nhà đầu tư không mua thì sẽ không nhận được cổ tức. Vì tại thời điểm này, bên bán đang sở hữu cổ phiếu còn bên mua sẽ chưa được có tên trong danh sách cổ đông thuộc công ty phát hành cổ phiếu.   Ngày đăng ký cuối cùng Ngày đăng ký cuối cùng là ngày mà Trung tâm lưu ký sẽ chốt danh sách nhà đầu tư sở hữu chứng khoán để thực hiện các quyền liên quan cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, khi có tên trong danh sách này thì người sở hữu sẽ có quyền mua cổ phiếu phát hành thêm và quyền nhận cổ tức. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày làm việc vào trước ngày đăng ký cuối cùng. Vì vậy, nếu ngày đăng ký cuối cùng vào thứ hai thì ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào ngày thứ sáu của tuần trước. Nếu ngày Lễ, Tết rơi vào trước ngày đăng ký cuối cùng thì người mua cũng cần loại ra để xác định đúng ngày giao dịch không hưởng quyền. Ví dụ cụ thể Nếu ngày 8/11 là ngày đăng ký cuối cùng, thì ngày 7/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền, bởi vì: Nếu mua chứng khoán ngày 6/11, thì ngày chứng khoán về là vào ngày 7/11. Nghĩa là khi chốt quyền, Nhà đầu tư sẽ được có tên trong danh sách hưởng quyền. Nếu mua chứng khoán vào ngày 7/11, thì chứng khoán về tài khoản là vào ngày 9/11, sau ngày đăng ký cuối cùng và Nhà đầu tư sẽ không được hưởng quyền. Việc xác định rõ hai trường hợp này sẽ giúp Nhà đầu tư đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.  Khi hoạt động trả cổ tức bằng cổ phiếu thì thị giá cổ phiếu sẽ được chỉnh sửa sau khi chốt quyền, giảm tương ứng so với tỷ lệ chia. Việc sở hữu cổ phiếu sau hay trước ngày chốt quyền đều không đổi bởi thị giá điều chỉnh. Tuy vậy, nhiều Nhà đầu tư sẽ ưu chọn việc mua cổ phiếu sau chốt quyền để tránh việc phải chờ thời gian lâu thì cổ tức mới về tài khoản.
Xem thêm

Tìm hiểu thuật ngữ: Ngày T+, Cổ tức & Margin

Ngô Minh Ngọc   |  03/12/2021

Ngày T (T+) Đây là thuật ngữ các nhà đầu tư thường gặp nhất khi mới tham gia thị trường. Chữ T viết tắt của “transaction” (giao dịch). Theo quy định của Luật Chứng khoán hiện hành, sau khi mua/bán thì 2,5 ngày sau quyền cổ phiếu/tiền mới về tài khoản của nhà đầu tư. Những số 0, 1, 2, 3 biểu thị của ngày làm việc thứ bao nhiêu sau ngày giao dịch, không tính ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ. Kể từ ngày 29/8/2022, Nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mua ngày T+0 ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T+2 theo Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại VSD (Quyết định số 109/QĐ-VSD)  và Quy chế Thành viên Lưu ký Tại VSD (Quyết định số 110/QĐ-VSD).  Ví dụ: Nhà đầu tư có giao dịch mua bán chứng khoán ngày 25/8 (ngày T+0) sẽ nhận được chứng khoán hoặc tiền trước 13h ngày 29/8 (ngày T+2) để có thể thực hiện mua bán chứng khoán trong phiên giao dịch buổi chiều cùng ngày. Cổ tức Theo Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng trả cho mỗi cổ phần, bằng tiền mặt hoặc tài sản khác từ nguồn lợi nhuận được giữ lại của công ty, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính. Khi công ty kinh doanh có lãi, một phần lợi nhuận này sẽ được tái đầu tư, còn phần lợi nhuận được chi trả cho cổ đông gọi là cổ tức. Có 2 hình thức chi trả cổ tức phổ biến nhất, đó là trả bằng tiền hoặc trả bằng cổ phiếu: - Trả cổ tức bằng tiền: Doanh nghiệp sẽ trực tiếp trả tiền mặt vào tài khoản cho cổ đông.  - Trả cổ tức bằng cổ phiếu: Cổ đông sẽ nhận được lượng cổ phiếu theo tỉ lệ quy định của tổ chức phát hành. Việc này khá phổ biến ở doanh nghiệp đang ở giai đoạn tăng trưởng cao, cần giữ lại lợi nhuận để mở rộng kinh doanh.  - Doanh nghiệp có thể trả cổ tức bằng tài sản khác là hàng hóa, thành phẩm, bất động sản hay các sản phẩm tài chính khác Để nhận được cổ tức, nhà đầu tư cần nắm giữ cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền. Phần cổ tức thực nhận của nhà đầu tư sẽ phải trừ đi 5% thuế thu nhập cá nhân. Tức là nếu công ty trả cổ tức 1.000 đồng/cp, Nhà đầu tư sẽ nhận được 950 đồng/cp. Việc chi trả cổ tức thể hiện công ty hoạt động đang có lãi. Điều này đem lại một nguồn thu nhập ổn định cho Nhà đầu tư. Margin Margin là gì? Margin (hay giao dịch ký quỹ) là một thuật ngữ trong đầu tư chứng khoán đề cập đến việc nhà đầu tư có thể sử dụng khoản vay từ Công ty Chứng khoán và thế chấp khoản vay bằng chính cổ phiếu mà Nhà đầu tư đã mua. Giao dịch ký quỹ là một đòn bẩy tài chính giúp Nhà đầu tư tối đa hóa cơ hội và gia tăng lợi nhuận lên gấp bội so với việc chỉ sử dụng vốn tự có.  Nhà đầu tư được vay bao nhiêu tiền? Tỉ lệ Margin là bao nhiêu? Số tiền Nhà đầu tư được vay tuỳ thuộc vào cổ phiếu đang nắm giữ, tùy từng thời điểm, tùy từng Công ty Chứng khoán, do đó tỷ lệ Margin cũng khác nhau. Ví dụ: nếu Nhà đầu tư đang có tài sản là 100 triệu (cả cổ phiếu và tiền), Công ty Chứng khoán cho phép Nhà đầu tư mua đến 150 triệu, như vậy tỉ lệ Margin là 1:1.5. Nếu CTCK cho phép NĐT mua đến 200 triệu, thì tỉ lệ Margin là 1:2 và nếu CTCK cho phép NĐT mua đến 300 triệu, như vậy NĐT có được tỉ lệ Margin là 1:3. Hiện nay, những cổ phiếu tốt nhất trên thị trường thì Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng chỉ cho phép Công ty Chứng khoán cho Nhà đầu tư vay với tỉ lệ 50%, tức là Nhà đầu tư có thể sử dụng tỉ lệ Margin tối đa là 1:2. Tuy nhiên, một số CTCK lách luật cho phép Nhà đầu tư sử dụng tỉ lệ Margin cao hơn lên đến 1:3, thậm chí 1:4 khi Nhà đầu tư mua những cổ phiếu tốt mà CTCK có thể kiểm soát được rủi ro. Thị trường ảnh hưởng như thế nào khi dùng margin? Thị trường đang ở xu hướng tăng: Nếu nhà đầu tư đang dùng margin mà cổ phiếu tăng giá thì Nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận nhiều hơn, đồng thời giá trị tài sản ròng tăng lên. Nhà đầu tư có thể tiếp tục được mua thêm cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận nhanh hơn. Khi cổ phiếu giảm giá: Nếu nhà đầu tư đang sử dung margin mà cổ phiếu giảm giá thì lúc này giá trị tài sản ròng sẽ giảm tương ứng với tỉ lệ Margin mà nhà đầu tư đang sử dụng. Ví dụ, nếu nhà đầu tư dung tỉ lệ Margin 1:2 thì sẽ lỗ gấp 2 lần bình thường, dùng tỉ lệ Margin 1:3 thì sẽ lỗ gấp 3 lần bình thường. Khi giá trị tài sản ròng bị giảm, CTCK sẽ yêu cầu nhà đầu tư thực hiện việc bổ sung thêm tài sản đảm bảo là tiền hoặc cổ phiếu chuyển từ CTCK khác về. Nếu nhà đầu tư không bổ sung thêm tài sản đảm bảo thì sẽ phải bán bớt cổ phiếu ra để giảm tiền vay, đưa tỉ lệ Margin về đúng quy định của CTCK. Đây cũng chính là tình trạng Margin Call mà nhà đầu tư sẽ phải đối mặt khi đầu tư chứng khoán mà sử dụng margin. Công thức tính: Giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì ) / (1 – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường. Hoặc: Số tiền ký quỹ bổ sung= (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường. Trong thực tế, khi ngưỡng margin call xảy ra, CTCK có thể bắt đầu bán bất kỳ chứng khoán nào trong danh mục đầu tư của bạn mà không bắt buộc phải hỏi ý kiến của bạn trước. Hiện nay, lãi suất cho vay ký quỹ của các CTCK giao động từ 11%-14%, như vậy nếu tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của nhà đầu tư không lớn hơn tỷ lệ lãi suất vay ký quỹ của các CTCK thì nhà đầu tư coi như bị thua lỗ. Mặt khác, tỷ lệ lãi suất này cũng chiếm một phần lớn trong lợi nhuận của nhà đầu tư nếu họ đầu tư có lời, vì vậy,  cách sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính là khi trừ đi các chi phí lãi vay ký quỹ, nhà đầu tư vẫn có lợi nhuận và chỉ dùng khi thị trường rõ xu hướng và có chiến lược rõ ràng. Đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường, cách tốt nhất là hạn chế dùng margin trong mỗi lần giao dịch, khi “tồn tại” ở thị trường được từ 3-5 năm thì mới nên sử dụng với tỷ lệ nhỏ và phải có chiến lược quản lý vốn, quản lý tài sản hợp lý trước khi vào lệnh. Nên/Không nên sử dụng margin? Việc dùng margin cũng như sử dụng một con dao hai lưỡi, mà dao hai lưỡi thì chỉ nên dành cho những người thật sự kinh nghiệm. Vì vậy margin chỉ hiệu quả cho những nhà đầu tư lâu năm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro.  - Nên sử dụng margin khi Nhà đầu tư là một người có kinh nghiệm lâu năm. Nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì không nên sử dụng. - Nên sử dụng margin khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng. Thị trường ở giai đoạn lình xình cũng không nên sử dụng margin. - Nên sử dụng margin trong các giao dịch ngắn hạn. Nếu đầu tư lâu dài thì margin không phải một lựa chọn khôn ngoan. - Nên dùng margin khi đầu tư vào các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt như Cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu Bluechip. Với các cổ phiếu có lợi nhuận quá thấp thì không nên dùng margin Margin có thể giúp Nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng khi cổ phiếu tăng giá nhưng cũng làm cho tài sản “bốc hơi” nhanh chóng khi cổ phiếu giảm giá. Do đó, nhà đầu tư khi lựa chọn công cụ này cần tính toán kỹ về thời điểm sử dụng cũng như phân tích chi tiết để lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng nhất. 
Xem thêm
Chat hỗ trợ
Chat ngay
facebook