Chỉ vài tuần trước, Sàn giao dịch chứng khoán New York cũng đã nộp đơn xin mở rộng ngày giao dịch của riêng mình lên 22 giờ.
Theo Financial Times, Sàn giao dịch khởi nghiệp 24 Exchange, được quỹ Point72 Ventures của Steve Cohen hỗ trợ, đã được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chấp thuận cho...
Sau khi mua lại, số cổ phiếu này sẽ bị hủy, góp phần giảm lượng cổ phiếu trên thị trường, tăng giá trị cổ phiếu.
Ngày 21/11, Vinhomes (VHM) đã chính thức khép lại chiến dịch mua cổ phiếu quỹ “vô tiền khoáng hậu”. Trong ngày cuối cùng, số lượng cổ phiếu về tay Vinhomes tăng đột biến lên 35,7 triệu đơn vị. Phần lớn số cổ phiếu này được mua qua kênh khớp lệnh, còn lại gần 9 triệu cổ phiếu gom qua kênh thoả thuận từ khối ngoại.
Sau 22 phiên giao dịch (từ 23/10 đến 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký. Như vậy, Vinhomes đã chính thức không mua đủ số cổ phiếu đăng ký, khối lượng còn lại khoảng 123 triệu đơn vị. Dù vậy, đây vẫn là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Đáng chú ý, số lượng cổ phiếu quỹ Vinhomes vừa mua chiếm đến 5,7% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của công ty . Con số này là điều mà ngay cả những “gã khổng lồ” như Apple, Samsung cũng khó có thể thực hiện được.
Samsung mới đây đã công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ trị giá khoảng 10.000 tỷ won (~ 7,2 tỷ USD), tương đương khoảng 2,7% tổng lượng cổ phiếu lưu hành (ước tính theo vốn hoá hiện tại). Trong giai đoạn đầu, Samsung sẽ mua lại khoảng 3.000 tỷ won cổ phiếu bắt đầu từ ngày 18/11/2024 đến tháng 02/2025, tất cả đều sẽ bị hủy niêm yết. HĐQT sẽ cân nhắc cách tốt nhất để triển khai mua lại số 7.000 tỷ won cổ phiếu còn lại.
Trước đó vào đầu tháng 5, Apple đã thông báo thông báo sẽ chi tối đa 110 tỷ USD để mua cổ phiếu quỹ, đánh dấu đợt mua lại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Theo dữ liệu từ Birinyi Associates, thương vụ này sẽ phá kỷ lục do chính nhà sản xuất iPhone đang nắm giữ. Apple chưa chốt thời gian thực hiện thương vụ này. Ước tính theo vốn hoá hiện tại, số cổ phiếu quỹ Apple dự kiến mua sẽ chiếm khoảng 3,2% tổng lượng cổ phiếu lưu hành .
Trở lại với Vinhomes, theo quy định, trong vòng 10 ngày kể từ khi kết thúc giao dịch, công ty sẽ phải huỷ số cổ phiếu quỹ đã mua, đồng thời giảm vốn điều lệ tương ứng. Như vậy, sau giao dịch, vốn điều lệ của Vinhomes sẽ giảm từ 43.544 tỷ đồng xuống còn hơn 41.000 tỷ đồng, vẫn lớn nhất trong nhóm bất động sản trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Về mục đích mua lại cổ phiếu quỹ, Vinhomes cho rằng thị giá VHM ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty. Việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Công ty khẳng định rằng kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ được tài trợ bằng lượng tiền mặt có sẵn và dòng tiền hoạt động, nhờ vào doanh thu từ việc bán một số dự án.
Trên thị trường, VHM đang có nhịp hồi mạnh trong những ngày cuối thời gian đăng ký giao dịch sau khi đã rơi sâu từ đỉnh một năm. Cổ phiếu này hiện đang dừng ở mức 43.300 đồng/cp, cao hơn gần 26% so với đáy lịch sử hồi đầu tháng 8. Vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 189.000 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh quý 3/2024, Vinhomes ghi nhận doanh thu thuần đạt 33.323 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 2% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8.980 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vinhomes ghi nhận tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 69.910 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 20.600 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý 3/2024, Vinhomes ghi nhận quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lần lượt đạt 524.684 tỷ đồng và 215.966 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 18,3% so với thời điểm cuối năm 2023 Trong đó, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có giá trị 22.055 tỷ đồng (~1 tỷ USD).
Hà Linh - Nhịp Sống Thị Trường
Khối ngoại bán ròng “miệt mài” gần 1.320 tỷ đồng, trong khi đó dòng tiền trong nước yếu ớt, phiên giao dịch hôm nay (15/11) VN-Index tiếp tục giảm sâu.
Sau 1 giờ mở cửa, chứng khoán giao dịch giằng co dưới giá tham chiếu, thị trường nới rộng biên độ giảm khi lực bán gia tăng, trong khi dòng tiền mất hút, lực cầu yếu ớt chỉ xuất hiện ở một số cổ phiếu blue-chips.
VN-Index nhanh chóng lùi về dưới mốc 1.220 điểm với hầu hết các nhóm ngành đều giao dịch trong sắc đỏ. Bên cạnh nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán tiếp tục điều chỉnh giảm, nhóm công nghệ, vận tải cũng đồng loạt quay đầu khi chịu áp lực bán chốt lời sau những phiên ngược dòng trước đó.
Phiên giao dịch chiều mở cửa, một số cổ phiếu riêng lẻ và nhóm ngành như bất động sản khu công nghiệp tăng giúp chỉ số chung bớt tiêu cực. Mặc dù vậy, VN-Index vẫn đóng cửa ở mốc thấp.
Về độ rộng thị trường, trừ nhóm viễn thông và bảo hiểm, 17/19 nhóm ngành còn lại đều nghiêng về phía tiêu cực.
VTP, KBC và VRE là 3 cổ phiếu đóng góp tích cực nhất trong phiên hôm nay. Ở chiều ngược lại, BID, FPT và VNM là 3 mã “kéo chân” chỉ số chung nhiều nhất.
Thanh khoản phiên tiếp tục tăng so với hôm qua, giá trị giao dịch cả 3 sàn đạt gần 20.360 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.320 tỷ đồng trên toàn thị trường. Đây là phiên bán ròng thứ 26 liên tiếp của nhà đầu tư nước ngoài, tập trung bán VHM, FPT, SSI.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay , VN-Index giảm 13,32 điểm (-1,08%), với 305 mã giảm, 75 mã tăng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 750,6 triệu đơn vị, giá trị đạt 18.649 tỷ đồng, tăng 8% về khối lượng và 16% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 82,5 triệu đơn vị, giá trị đạt 2.448,5 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 2,29 điểm (-1,02%), xuống 221,53 điểm, với 47 mã tăng và 107 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 66,1 triệu đơn vị, giá trị đạt 1.214 tỷ đồng, tăng 6% về khối lượng và xấp xỉ về giá trị so với phiên trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,9 triệu đơn vị, giá trị đạt 273 tỷ đồng.
UPCoM-Index giảm 0,54 điểm, xuống 91,33 điểm với 130 mã tăng và 205 mã giảm.
Theo Duy Lê - Tiền Phong
Giá trị khớp lệnh tương ứng đạt hơn 8.100 tỷ đồng, giảm 40% so với phiên liền trước và là mức thấp nhất trong vòng gần 1,5 năm qua kể từ đầu tháng 5/2023.
Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên giao dịch 5/11 giằng co với khối lượng khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt vỏn vẹn 384 triệu đơn vị. Giá trị khớp lệnh tương ứng đạt hơn 8.100 tỷ đồng, giảm 40% so với phiên liền trước và là mức thấp nhất trong vòng gần 1,5 năm qua kể từ đầu tháng 5/2023.
Thực tế, thanh khoản khớp lệnh đã có xu hướng sụt giảm trong tháng nhiều tháng qua. Giá trị giao dịch bình quân trong quý 3 đã giảm 15% so với quý trước về mức 14.500 tỷ đồng/phiên.
Diễn biến trồi sụt của thanh khoản diễn ra sau khi thị trường liên tục ghi nhận diễn biến giằng co trong biên độ hẹp. Việc chỉ số chật vật và liên tục hụt hơi trước ngưỡng điểm 1.300 điểm phần nào khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên chán chường. Thêm vào đó, việc thị trường vận động theo trạng thái "cưa chân bàn" khi hồi phục đôi chút sau đó giảm sâu hơn khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ khi tài khoản bị bào mòn từng ngày.
Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư một phần do lo ngại các biến động khó lường từ thế giới, đặc biệt là kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp công bố và cuộc họp của Fed diễn ra vào ngày 6-7/11. Những biến động này có thể tạo ra những xu hướng mới trên thị trường tài chính toàn cầu và nhà đầu tư có xu hướng “đóng băng” giao dịch để chờ đợi những diễn biến mới nhất.
Bên cạnh đó, việc các nhóm cổ phiếu phân hoá kéo dài và thiếu nhóm ngành dẫn sóng cũng khiến dòng tiền chán nản và hướng đến những kênh đầu tư có mức tăng trưởng mạnh như vàng, bất động sản, bitcoin. Ngay cả những kênh đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm cũng tăng ấn tượng. Thống kê từ NHNN cho biết lượng tiền gửi của dân cư vào ngân hàng Việt Nam đang ở mức cao chưa từng có, đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024, tăng thêm 305.000 tỷ đồng so với cuối năm 2023.
Mặt khác, mức định giá kém phần hấp dẫn cũng khiến dòng tiền không mặn mà nhập cuộc. Theo đó, P/E của thị trường hiện nay đang neo quanh 14 lần - đây không phải là mức rẻ mà chỉ là mức trung bình của VN-Index trong 10 – 15 năm qua.
Theo ông Lã Giang Trung , CEO Passion Investment, định giá thị trường dù không thấp, cũng không quá cao, song xét về các nhóm cổ phiếu lại đang ở trạng thái phân cực về định giá. Nếu bỏ tiền vào nhóm định giá rất cao thì không hợp lý, bỏ tiền vào nhóm định giá thấp lại lăn tăn vì quá khó.
"Tôi nghĩ rằng thị trường đang ở giai đoạn rất khó để lựa chọn, nhưng với quan điểm đầu tư an toàn thì định giá rẻ vẫn là ưu tiên" , ông Lã Giang Trung cho hay.
Trong khi bối cảnh vĩ mô chưa quá khởi sắc, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc điều hành chi nhánh TP. HCM, Chứng khoán DSC nhận định thị trường đang thiếu đi lực đỡ và bước vào giai đoạn trống thông tin. Do đó, đà tăng chưa thể sớm xác nhận và thị trường sẽ đi ngang thậm chí có những nhịp rung lắc.
Về bối cảnh thế giới, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục tăng mạnh và chỉ số đồng Dollar (DXY) cũng tương tự. Đặc biệt là những tiềm ẩn xung quanh cuộc bầu cử ở Mỹ vào ngày 5/11 và cuộc họp của Fed vào ngày 6-7/11 với khả năng sẽ có thêm một đợt hạ lãi suất. Theo đó, thị trường tài chính thế giới sẽ có những biến động mạnh (theo cả chiều tích cực và tiêu cực).
Trong nước, thị trường tháng 11 đang trong trạng thái thiếu thông tin hỗ trợ sau mùa công bố kết quả kinh doanh quý III, những câu chuyện kỳ vọng như nâng hạng thị trường cũng dần dịch chuyển kỳ vọng trong năm sau, trong khi khối ngoại tiếp tục bán ròng.
Trong bối cảnh đó, việc số lượng lớn trái phiếu đáo hạn trong tháng 11 và tháng 12 có thể gây những lo ngại. Khả năng cao sẽ không có những hiệu ứng dây chuyền như hồi năm 2022 nhưng tác động đến thanh khoản thị trường là ít nhiều không thể phủ nhận. Thông tư 02 cũng sẽ đáo hạn vào cuối năm 2024, khi đó ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc hạch toán những khoản nợ xấu trong năm 2025.
Chuyên gia đến từ DSC nhìn nhận thị trường đang thiếu cơ hội ngắn hạn và giao dịch chán nản, khó dự đoán. Mặc dù thị trường có thể dễ hồi phục trong trạng thái chán nản, nhưng cũng vẫn còn dư địa để "rơi".
Mai Chi - Nhịp sống thị trường
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khá trầm lắng do phần lớn các mặt hàng tạm ngừng giao dịch trong ngày Mỹ nghỉ Lễ Tạ ơn. Nhóm nguyên liệu công nghiệp tiếp tục nhận được sự chú ý của thị trường khi giá của 4 trên 5 mặt hàng giao dịch đều tăng. Riêng...
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch hôm qua (21/11). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng 0,16% lên 2.189 điểm, nối dài chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp. Đáng chú ý, toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá hai mặt hàng cà phê trái chiều.
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
Giá dầu thô quay trở lại xu hướng tăng trong phiên giao dịch ngày 21/11, sau khi trải qua nhịp điều chỉnh kéo dài trong hai phiên trước đó. Với việc tình hình chiến sự tại Ukraine có dấu hiệu leo thang nguy hiểm, lực mua đã chiếm ưu thế áp đảo đối với mặt hàng này trong phần lớn thời gian của phiên hôm qua và giúp giá quay trở lại ngưỡng 70 USD/thùng.
Cụ thể, giá dầu thô WTI tăng gần 2% lên mức 70,1 USD/thùng. Giá dầu thô Brent cũng tăng gần 2% lên hơn 74 USD/thùng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh vào một cơ sở quân sự của Ukraine vào ngày hôm qua. Đây được xem như một lời cảnh báo đối với Kiev và phương Tây, sau khi Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ và Anh để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga, bất chấp những cảnh báo của Moscow rằng đây là hành động leo thang nguy hiểm.
Ông Putin cáo buộc phương Tây đang leo thang xung đột ở Ukraine bằng cách cho phép Kiev tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa, khiến cuộc chiến trở thành một cuộc xung đột toàn cầu. Tổng thống Nga cũng cảnh báo rằng nước này có thể tấn công các cơ sở quân sự của bất kỳ quốc gia nào cung cấp vũ khí cho Ukraine để chống lại nước này. Động thái tấn công lẫn nhau bằng tên lửa tầm xa giữa Nga và Ukraine đã đẩy cuộc chiến leo thang lên mức độ nguy hiểm mới, đe dọa làm gián đoạn dòng chảy dầu thô từ nhà xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới và hỗ trợ giá dầu.
Bên cạnh đó, thị trường cũng đang dành sự quan tâm tới cuộc họp chính sách tháng 12 của OPEC+. Các nhà phân tích đánh giá, OPEC+ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc họp vào đầu tháng sau, khi phải lựa chọn giữa việc tăng sản lượng trong bối cảnh nhu cầu yếu, hoặc tiếp tục duy trì mức hạn ngạch sản lượng bất chấp nhiều thành viên muốn sản xuất dầu nhiều hơn. Sự chậm lại trong tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới - dẫn đầu bởi Trung Quốc - sẽ gây ra nguy cơ khiến giá suy yếu nếu OPEC+ nới lỏng chính sách sản lượng. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã bày tỏ sự bất mãn khi phải cắt giảm sản lượng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách.
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
Theo MXV, mặc dù sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp, hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
Sau giai đoạn tăng mạnh, lực bán đã nhanh chóng quay trở lại thị trường, khiến giá cà phê Robusta kết phiên giảm nhẹ 0,23% xuống gần 4.800 USD/tấn, trong khi cà phê Arabica vẫn duy trì được mức tăng hơn 1% lên hơn 6.500 USD/tấn so với mức tham chiếu.
Tại Việt Nam, theo chia sẻ với Reuters, một thương nhân cho biết nguồn cung vẫn ở mức thấp trong khi nhu cầu đang tăng lên. Đáng chú ý, không như những vụ trước khi nông dân thường bán sớm để trang trải chi phí sản xuất, năm nay họ không vội đẩy mạnh bán cà phê nhờ tài chính ổn định hơn từ việc bán sầu riêng và tiêu trước đó.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tại Brazil đã hạ dự báo tổng sản lượng cà phê niên vụ 2024 - 2025 xuống còn 66,4 triệu bao, giảm 3,5 triệu bao so với báo cáo từ USDA trụ sở tại Mỹ, nhưng vẫn tăng nhẹ 0,2% so với niên vụ 2023 - 2024. Theo đó, sản lượng giảm kéo theo xuất khẩu dự kiến chỉ đạt hơn 44 triệu bao, giảm 5% so với dự đoán trước và thấp hơn 2,5 triệu bao so với niên vụ trước.
Ngoài ra, USDA tại Brazil cũng điều chỉnh giảm mạnh dự báo tồn kho cà phê. Cụ thể, tồn kho cuối niên vụ 2023 - 2024 bị cắt từ 2,88 triệu bao xuống còn 1,68 triệu bao, trong khi tồn kho cuối niên vụ 2024 - 2025 được dự báo chỉ còn 1,24 triệu bao, giảm 65% so với báo cáo trước. Nguyên nhân chính đến từ việc lượng xuất khẩu giảm nhẹ hơn mức giảm của sản lượng trong khi tiêu thụ gần như không đổi.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (22/11) ghi nhận ở mức 114.400 - 115.100 đồng/kg, giảm nhẹ 100 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái khi giá chỉ dao động trong khoảng 57.100 - 57.800 đồng/kg, giá cà phê hiện đã tăng gần gấp đôi.
Ở một diễn biến khác, thị trường đường tiếp tục đối mặt với áp lực giảm giá khi mặt hàng đường số 11 đánh mất hơn 1% trong phiên hôm qua, phiên giảm thứ ba liên tiếp trong tuần này. Diễn biến này phản ánh phản ứng của thị trường trước thông tin nguồn cung được cải thiện từ báo cáo mới nhất của Tổ chức Đường thế giới (ISO).
Theo đó, ISO đã cắt giảm dự báo thâm hụt đường toàn cầu niên vụ 2024 - 2025 xuống còn 2,51 triệu tấn, giảm khoảng 1 triệu tấn so với dự đoán trước đó. Đồng thời, tổ chức này cũng điều chỉnh ước tính cán cân cung-cầu đường toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 từ thâm hụt 200.000 tấn sang thặng dư 1,31 triệu tấn. ISO giải thích sự thay đổi này chủ yếu do tiêu thụ giảm, với mức tiêu thụ toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 được điều chỉnh từ 181,5 triệu tấn xuống còn hơn 180 triệu tấn.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ bao trùm thị trường kim loại trong ngày giao dịch hôm qua (14/11). Nhóm kim loại quý đang đánh mất tính hấp dẫn khi đồng USD vẫn trên đà tăng mạnh khi neo đỉnh trong một năm. Ở chiều ngược lại, nhóm nguyên liệu công nghiệp tiếp tục thu hút dòng tiền đầu tư, với giá cà phê Arabica tăng mạnh lên mức cao nhất trong 13 năm rưỡi và Robusta tăng phiên thứ 4 liên tiếp. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,17% xuống 2.146 điểm.
Giá kim loại quý giảm về mức thấp nhất hai tuần
Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, lực bán tiếp tục diễn ra đối với phần lớn các mặt hàng trong nhóm kim loại. Đối với kim loại quý, giá bạc giảm 0,31% xuống 30,57 USD/ounce. Giá bạch kim nhích nhẹ 0,05% lên 944 USD/ounce, chủ yếu nhờ lực mua "bắt đáy" của giới đầu cơ sau khi giá liên tục giảm mạnh trong những phiên gần đây.
Giá kim loại quý tiếp tục gặp áp lực khi đồng bạc xanh tiếp tục tăng vọt trong phiên. Chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt khác, vững vàng neo ở đỉnh một năm. Đóng cửa, chỉ số này tăng 0,18% lên 106,67 điểm.
Đối với kim loại cơ bản, giá đồng COMEX phục hồi 0,11% lên 9.011 USD/tấn, chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp. Nguyên nhân chính hỗ trợ cho giá đồng trong phiên hôm qua chủ yếu xuất phát từ lo ngại thiếu hụt nguồn cung đồng tinh chế.
Cụ thể, theo các nguồn tin, sang năm tới, các nhà máy luyện đồng của Trung Quốc, quốc gia sản xuất đồng tinh chế lớn nhất thế giới, có khả năng sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng, đóng cửa hoặc kéo dài thời gian bảo trì để ứng phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguyên liệu thô. Trước đó, các nhà phân tích của Công ty kim loại màu Minmetals đã dự báo rằng thâm hụt tinh quặng đồng dự kiến sẽ lên tới hơn một triệu tấn vào năm tới.
Trong một diễn biến khác, giá quặng sắt để mất mốc 100 USD sau khi giảm hơn 2%, đóng cửa tại mức 98,27 USD/tấn. Trong khi triển vọng nhu cầu vẫn chìm trong gam màu xám, nguồn cung quặng sắt lại có nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, điều này đã làm gia tăng lực bán mặt hàng trong phiên hôm qua.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết các lô hàng từ nhà cảng Port Hedland của Australia, cảng xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới, đạt tổng cộng 45,6 triệu tấn vào tháng 10, đưa tổng sản lượng xuất khẩu của năm nay lên mức cao nhất trong cùng kỳ trong bốn năm qua. ANZ cũng cho biết Chính phủ Australia dự kiến sẽ tăng xuất khẩu thêm 1,9% lên 908 triệu tấn vào năm 2024.
Giá cà phê tăng mạnh phiên thứ 4 liên tiếp, Arabica lập đỉnh 13 năm rưỡi
Theo MXV, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Thị trường này được hưởng lợi từ việc dòng tiền dịch chuyển từ các thị trường mang tính trú ẩn cao, sang thị trường có tính sinh lời cao hơn. Nổi bật, giá ca cao tăng mạnh 6,71% lên 8.500 USD/tấn, dẫn dắt đà tăng của cả nhóm. Đây là phiên tăng thứ 4 liên tiếp và lên mức cao nhất gần 5 tháng của mặt hàng này.
Tương tự, giá hai mặt hàng cà phê cũng tăng phiên thứ 4 liên tiếp. Trong đó, giá cà phê Arabica tăng hơn 3% lên 6.159 USD/tấn, thiết lập mức mới trong 13 năm rưỡi và giá cà phê Robusta tăng 3,13% lên 4.777 USD/tấn so với tham chiếu, chạm mức cao nhất gần 1 tháng. Bên cạnh hỗ trợ từ sự dịch chuyển dòng tiền liên thị trường, lo ngại về sản lượng cà phê tại Brazil và Việt Nam là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy giá phiên hôm qua.
Hãng tư vấn StoneX, dự đoán sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2025-2026 sẽ đạt 65,5 triệu bao, giảm 0,4% so với vụ trước. Trong đó, sản lượng Arabica giảm mạnh 10,5% xuống còn 40 triệu bao, trong khi sản lượng cà phê Robusta đạt 25,6 triệu bao, tăng 20,9% so với vụ trước.
Bên cạnh đó, các thương nhân tại Brazil cũng bày tỏ lo ngại về mùa vụ cà phê 2025-2026 khi mưa đã đến nhưng độ ẩm của đất vẫn thấp. Mưa không đủ khiến quá trình phục hồi của cây cà phê không tích cực như kỳ vọng của thị trường, có thể dẫn đến sản lượng và xuất khẩu tiếp tục giảm trong vụ tới.
Tại Việt Nam, các thương nhân ở vành đai cà phê cho biết những cơn bão gần đây đã làm chậm vụ thu hoạch và mưa vẫn là thách thức hàng đầu đối với mùa vụ hiện tại. Theo Reuters, thị trường dự kiến vụ thu hoạch năm nay có thể giảm tới 10% xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ. Sản lượng thu hoạch thấp khả năng cao sẽ khiến lượng xuất khẩu đi xuống, gây khó khăn cho việc cải thiện nguồn cung trên thị trường.
Trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung, nhà phân tích BMI dự đoán thị trường cà phê sẽ vẫn thắt chặt vào năm 2025 và giá cà phê Arabica trung bình năm 2025 sẽ tăng.
Diễn biến đáng chú ý, kết thúc cuộc họp ngày 13-14/11, Nghị viện châu Âu (EP) chấp thuận đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc hoãn thời gian thi hành Quy định chống phá rừng EUDR thêm 12 tháng. Đồng thời, EP đã tìm cách giảm bớt lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng như thịt bò và đậu nành liên quan đến nạn phá rừng. Với lộ trình mới, hoạt động đẩy mạnh nhập khẩu tạm lắng, cung - cầu cà phê thế giới có xu hướng cân bằng hơn, đặc biệt khi Việt Nam chuẩn bị cung ứng nguồn cung mới ra thị trường.
Tại thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (15/11), giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động trong khoảng 111.800 - 112.200 đồng/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cà phê hiện cao gần gấp đôi từ mức 60.200 - 61.000 đồng/kg. Đặc biệt, tính từ đầu năm đến nay, giá cà phê đã tăng mạnh hơn 43.000 đồng/kg so với mức 67.500 - 68.400 đồng/kg.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), cho biết sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm – mức cao nhất trong ba tuần trở lại đây. Đáng chú ý, toàn bộ 9 mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đều đồng loạt tăng giá, trong đó dẫn đầu là ca cao bứt phá 6,3%, cà phê Arabica và Robusta đồng loạt tăng hơn 4%.
Giá cà phê và ca cao đồng loạt tăng mạnh
Khép lại phiên giao dịch ngày 7/11, sắc xanh bao trùm trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Cụ thể, giá cà phê Arabica tăng vọt 4,7%, lên mức cao nhất gần một tháng qua và giá cà phê Robusta cao hơn 4,2% so với tham chiếu nhờ sự dịch chuyển dòng tiền liên thị trường.
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chỉ số Dollar Index giảm 0,55% khi nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền khỏi các tài sản mang tính trú ẩn cao sang các thị trường đầu tư có tính sinh lời tốt hơn như thị trường hàng hóa hay chứng khoán.
Bên cạnh đó, giới phân tích trên thị trường cũng thể hiện những lo ngại rõ ràng hơn về việc mùa vụ cà phê 2025-2026 tại Brazil không thể phục hồi hoàn toàn dù mưa đã trở lại thời gian gần đây. Theo đó, nhà phân tích nông nghiệp Ana Carolina Gomes cho biết chất lượng hạt cà phê trong vụ 2025-2026 không được cải thiện mặc dù mưa lớn đã quay trở lại Brazil từ giữa tháng 10, giúp cho cây cà phê ra hoa chính vụ. Đồng thời, chuyên gia ước tính sản lượng cà phê thu hoạch trong năm 2025 sẽ giảm do ảnh hưởng từ khô hạn và nhiệt độ cao kéo dài trước đó.
Đặc biệt, một số khu vực trồng cà phê chính tại Brazil còn ghi nhận lượng mưa thấp hơn mức lịch sử, khiến lo ngại về khả năng phục hồi mùa vụ càng được đẩy lên cao. Cụ thể, theo báo cáo của Somar Meteorologia, lượng mưa tại Minas Gerais - bang trồng cà phê Arabica lớn nhất Brazil chỉ đạt 27,4 mm vào tuần trước, tương đương 64% mức trung bình lịch sử. Không những thế, dự báo thời tiết trong 10 ngày tới cho thấy một số khu vực thuộc Đông Nam vẫn khô hơn bình thường.
Tuy nhiên, Brazil vẫn đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê trong niên vụ 2024-2025 nhờ nhu cầu nước ngoài tăng cao và nguồn cung cà phê sẵn có sau vụ thu hoạch năm 2024. Theo số liệu từ Chính phủ Brazil, nước này xuất khẩu 270.332 tấn cà phê nhân trong tháng 10, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn so với mức 243.057 tấn vào tháng 9.
Trên thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ hiện dao động trong khoảng 107.500-108.000 đồng/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cà phê hiện gần gấp đôi từ mức 60.200-61.000 đồng/kg. Tính từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng này đã tăng hơn 40.000 đồng/kg so với mức 67.500-68.400 đồng/kg. Đáng chú ý, thị trường đang chịu tác động từ thời tiết khi Brazil đối mặt với tình trạng khô hạn và dự báo mưa cuối tuần này tại Việt Nam.
Đối với mặt hàng ca cao, giá tăng dẫn đầu nhóm nguyên liệu công nghiệp với mức tăng 6,3% khi cũng được hỗ trợ từ việc dịch chuyển dòng tiền giữa các thị trường tài chính. Ngoài ra, sản lượng ca cao tại Ghana - quốc gia sản xuất mặt hàng này lớn thứ hai thế giới dù phục hồi một phần trong năm nay nhưng vẫn ở dưới mức trung bình lịch sử.
Trong khi đó, lượng ca cao cập cảng có thể giảm trong tháng 12 tại Bờ Biển Ngà - quốc gia sản xuất mặt hàng này lớn nhất thế giới do mưa lớn và lũ lụt gần đây làm giảm chất lượng hạt. Theo ước tính của giám đốc một công ty xuất khẩu tại châu Âu, tỷ lệ hạt chất lượng kém khoảng 20-25% và lượng hạt bị từ chối vào khoảng 10-15%. Song song đó, Hội đồng Cà phê và Ca cao (CCC) kỳ vọng lượng ca cao cập cảng đến cuối tháng 1 tại Bờ Biển Ngà đạt 1 triệu tấn, chỉ thấp hơn mức ước tính của năm ngoái.
Giá đậu tương tăng phiên thứ 4 liên tiếp
Theo MXV, nhóm đậu tương khởi sắc mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày hôm qua và dẫn dắt đà tăng của thị trường nông sản. Giá đậu tương hợp đồng tháng 1 tăng vọt 2,24% trong phiên hôm qua, đồng thời ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh thị trường đón nhận kết quả xuất khẩu tích cực của Mỹ.
Theo dữ liệu từ báo cáo Bán hàng Xuất khẩu (Export Sales) hôm qua của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), doanh số bán đậu tương niên vụ 2024-2025 của nước này đạt 2,04 triệu tấn trong tuần kết thúc ngày 31/10, giảm so với mức 2,27 triệu tấn của một tuần trước đó, nhưng vẫn gần với mức cao nhất của khoảng dự đoán từ giới phân tích là 1,2 - 2,2 triệu tấn. Con số này cũng cao hơn 88,7% so với dữ liệu cùng tuần năm ngoái, cho thấy nhu cầu quốc tế đối với đậu tương Mỹ đang ở mức cao và tác động “bullish” lên giá.
Bên cạnh đó, sự thu hẹp nguồn cung từ Brazil cũng là một tín hiệu tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Mỹ. Cụ thể, xuất khẩu đậu tương tháng 10 của Brazil đạt 4,71 triệu tấn, giảm mạnh so với mức 5,6 triệu tấn cùng kỳ năm trước, Việc sản lượng bị thiệt hại do hạn hán đã ảnh hưởng đến nguồn cung xuất khẩu của Brazil, mở ra cơ hội cho đậu tương Mỹ trên thị trường quốc tế.
Sự gia tăng nhu cầu từ Trung Quốc - nước tiêu thụ đậu tương lớn nhất thế giới - là yếu tố góp phần hỗ trợ giá mặt hàng này trong phiên hôm qua. Dữ liệu hải quan cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu 8,09 triệu tấn đậu tương trong tháng 10, mức cao nhất được ghi nhận cho giai đoạn này trong vòng 4 năm. Lũy kế trong 10 tháng đầu năm, nước này đã nhập 89,94 triệu tấn đậu tương, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dầu đậu tương là mặt hàng tăng mạnh nhất nhóm trong phiên hôm qua, với mức tăng lên tới 4,27%. Sự hồi phục của thị trường năng lượng cũng thúc đẩy lực mua đối với dầu đậu, khi đây là nguyên liệu đầu vào để sản xuất dầu diesel sinh học. Trong khi đó, giá khô đậu tương diễn biến giằng co trong phần lớn thời gian giao dịch và đóng cửa với mức thay đổi không đáng kể.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong hôm qua 7/11, giá chào khô đậu tương Nam Mỹ về cảng nước ta chìm trong sắc đỏ. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào khô đậu tương kỳ hạn giao tháng 12/2024 dao động trong mức 10.400 - 10.500 đồng/kg. Trong khi đó, đối với kỳ hạn giao hàng tháng 1 năm sau, khô đậu tương Nam Mỹ được chào bán quanh mức giá 10.250 - 10.400 đồng/kg. Tại cảng Cái Lân, giá chào bán ghi nhận cao hơn 100 -150 đồng so với cảng Vũng Tàu.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Các Nhà đầu tư nên trang bị kiến thức chứng khoán. Cao Bắc hiện sở hữu đội ngũ nhân sự có chuyên môn, tư vấn 1-1 chất lượng, kịp thời, hỗ trợ hiệu quả cho các Nhà đầu tư. Hotline 0909.564.333
Đầu tư vào thị trường hàng hóa phái sinh hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam, đã được Bộ Công thương cấp phép hoạt động theo nghị định 51/2018/NĐ-CP và triển khai giao dịch bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Một điều chắc chắn là không có kênh đầu tư nào sinh lợi mà không đi kèm rủi ro. Tuy nhiên, ở thị trường giao dịch hàng hóa, giá cả hàng hóa dựa trên chuẩn giá chung của toàn thị trường, được đo lường theo giá vốn sản xuất và quy luật cung cầu của hàng hóa cơ sở, mọi thông tin về cung cầu đều rất minh bạch. Do đó, thị trường hàng hóa được cộng đồng nhà đầu tư thế giới đánh giá là một kênh giao dịch an toàn so với các kênh khác. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ Hotline 0909.564.333