Các sàn giao dịch hàng hoá phổ biến trên thế giới

(Bài viết có tính chất tham khảo)

Trên thị trường tài chính, hàng hóa phái sinh đang trở thành kênh đầu tư đầy tiềm năng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy thoái trầm trọng bởi dịch Covid-19. Chính vì lí do đó, các sàn giao dịch hàng hoá Việt Nam ngày càng mở rộng với đa dạng danh mục đầu tư, tính thanh khoản cao.

 

Sàn giao dịch hàng hoá giống như một dạng “chợ”, không chỉ có tính thương mại mà còn chứa đựng mối quan hệ dân sự và thương mại. Các giao dịch thực hiện qua các sàn giao dịch hàng hóa được đảm bảo công khai về mặt pháp lý và phòng ngừa rủi ro về giá cả thị trường. 

Vào thế kỷ 19 tại Mỹ, quy mô sản xuất và sản lượng lúa mì tăng lên nhiều lần. Quy mô nhỏ của chợ nông sản thông thường không đáp ứng được nhu cầu trao đổi mua bán hàng hoá. Do đó, sàn giao dịch hàng hóa tập trung quy mô lớn ra đời. 

Năm 1848, CBOT (Chicago Board of Trade) là trung tâm giao dịch nông sản tập trung được thành lập giúp người nông dân có cơ hội lựa chọn các hợp đồng tương lai định trước giá và thời điểm giao nhận trong tương lai.

Các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới được xây dựng trên nền tảng công cụ tài chính như “futures”,“option” đều được xem là chợ tài chính. Do đó, nhiều nhà đầu tư mua bán hàng hoá thông qua sàn giao dịch để bảo hộ giá hàng hóa và đầu cơ. Tùy vào loại hàng hóa, số tiền ký quỹ rất nhỏ so với giá trị hợp đồng chỉ từ 5% đến 10% giá trị hợp đồng. Số tiền này bảo đảm thanh toán khoản lỗ của hợp đồng khi giá thay đổi. 

Các sàn giao dịch hàng hoá phổ biến hiện nay

1. Sàn CBOT

Các sàn giao dịch hàng hoá

Được thành lập năm 1948, sàn CBOT mở đầu cho thị trường hàng hóa phái sinh phát triển mạnh trên toàn thế giới. Ban đầu, các sản phẩm giao dịch chủ yếu là nông sản (gồm lúa mì, ngô, đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương). Thời gian sau đó, CBOT thêm giao dịch các giao dịch hàng hoá khác như trái phiếu kho bạc, năng lượng và kim loại quý.

2. Sàn ICE

Các sàn giao dịch hàng hoá

Vào năm 2000, sàn ICE được thành lập đi đầu thị trường giao dịch hàng hóa, các mặt hàng giao dịch chính là năng lượng và tiền điện tử. Bên cạnh đó, sàn ICE còn liên kết với các công ty, doanh nghiệp bằng hợp đồng tương lai.

3. Sàn NYMEX

Sàn NYMEX

Ra đời năm 1972, sàn NYMEX là một trong những sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới. Giao dịch chủ yếu trên sàn NYMEX là các hợp đồng tương lai của nhóm hàng hoá năng lượng và kim loại quý, chiếm 10% khối lượng giao dịch hàng hóa hàng ngày.

4. Sàn TOCOM

Các sàn giao dịch hàng hoá

Năm 1984, sàn TOCOM được hình thành và trở thành thị trường giao dịch hàng hóa nguyên liệu thô và hàng hoá cơ bản lớn nhất toàn cầu hiện nay. Các giao dịch cơ bản bao gồm cao su, vàng, bạch kim,…và mở rộng ra nhiều hàng hoá khác như nhôm, xăng, dầu thô,… Sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên sàn TOCOM hiện nay là nhóm hàng kim loại quý.

Chat hỗ trợ
Chat ngay
facebook