Giá dầu biến động khá giằng co trong hai phiên gần đây, khi các thông tin cơ bản trong ngắn hạn đang tương đối trái chiều.
Một phần, lo ngại về việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng sang quý II, sẽ giúp giá dầu duy trì ở vùng giá cao. Cấu trúc thị trường chuyển sang trạng thái bù hoãn bán mạnh hơn (sẽ hỗ trợ cho một số lập trường lạc quan hơn về giá khi thị trường đang định giá nguồn cung thắt chặt trong những tháng tới. Tuy nhiên, một số yếu tố vĩ mô và lo ngại về nhu cầu vẫn sẽ tạo ra một vài sức ép ngắn hạn cho giá.
Sáng nay, số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 2 năm nay, cung cấp thêm bằng chứng về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn còn ảm đạm. Cụ thể, chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất của Trung Quốc đạt 49,1 điểm trong tháng 2, phù hợp với dự báo và giảm nhẹ so với mức 49,2 điểm ghi nhận trong tháng 12/2023.
Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát của Reuters đối với các nguồn tin thương mại, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia có thể giữ giá dầu thô bán cho khách hàng châu Á ít thay đổi trong tháng 4 so với tháng 3 sau khi giá chuẩn ở Trung Đông chỉ tăng nhẹ. Giá bán chính thức (OSP) của loại dầu thô Arab Light hàng đầu có thể không thay đổi hoặc tăng 10-20 cent/thùng trong tháng 4. Điều này cho thấy nhu cầu trên thực tế chưa có sự bùng nổ quá lớn.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng