Lịch sử hình thành và phát triển thị trường hàng hóa phái sinh

Thị trường hàng hóa đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và được tổ chức rất chuyên nghiệp với nhiều Sàn giao dịch hàng hóa lớn ở Mỹ, Anh, Nhật,… Cùng với đó là các sàn giao dịch của nhiều nước đã được liên thông với nhau để có thể giao dịch mua bán hàng hóa ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam thì Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cũng còn khá trẻ và mới liên thông giao dịch hàng hóa với thế giới trong khoảng 2 năm trở lại đây. Do đó nhiều nhà đầu tư cũng chưa tiếp cận được đến một thị trường đầy tiềm năng như thị trường hàng hóa. Sau đây Hàng Hóa 24 sẽ cung cấp cho quý nhà đầu tư sự hình thành và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh trên toàn thế giới.

Trong quá khứ

Từ thuở sơ khai, giao dịch hàng hóa đã xuất hiện rồi. Thậm chí còn có những dấu vết của giao dịch hàng hóa từ thời của quốc gia Sumer, nền văn minh lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Thời đó con người tự tạo ra những đồng xu bằng đất sét và nó được sử dụng để làm vật tượng trưng cho số lượng dê sẽ chuyển giao trong tương lai. Do đó có thể thấy giao dịch hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa phái sinh đã xuất hiện từ khi nền văn minh của con người được hình thành.

Hình ảnh người dân, thương nhân với các hoạt động mua bán hàng hóa

Đến khoảng thế kỷ 17, ở Nhật Bản đã xuất hiện những giao dịch hợp đồng tương lai gạo, cũng có những dấu hiệu cho thấy hợp đồng tương lai gạo đã xuất hiện ở Trung Quốc khoảng 6000 năm trước đó.

Dê và lợn có lẽ là những hàng hóa đầu tiên được sử dụng để giao dịch, các nền văn minh khác có sử dụng nhiều loại sản phẩm khác như lợn, vỏ sò,… cũng được sử dụng tượng trưng cho tiền tệ trao đổi. Qua thời gian thì thị trường cũng dần phát triển và dẫn đến sử dụng các mặt hàng vàng, bạc để làm trung gian.

Thị trường hàng hóa cũng đã phát triển ở thời Trung cổ của châu Âu, là nơi tốt nhất để phân phối sản phẩm, lao động, đất đai và vốn trên toàn khu vực. Các thương nhân chấp nhận sử dụng vàng để đổi lấy sản phẩm. Theo thời gian, các khu vực bắt đầu tự đúc các loại tiền tệ riêng của họ. Đến cuối thời Trung cổ thì đã có những tỷ lệ hay có thể gọi là tỷ giá để cho người tiêu dùng có thể dễ dàng trao đổi các loại tiền tệ khác nhau. Từ đó thay vì phải đến trung tâm lớn như Amsterdam để đánh giá chất lượng tiền tệ cũng như hàng hóa thì người mua hàng có thể chỉ cần di chuyển trong những khu vực lân cận.

Sự khởi đầu của sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam 

Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam vào năm 1530 thường được con như là sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên trước khi nơi đây trở thành sàn giao dịch chứng khoán thì nó đã hoạt động như một thị trường giao dịch các loại hàng hóa.

Những thương nhân đến đây để tham gia mua bán những sản phẩm tài chính như là bán khống, hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn.

Vào thế kỷ 16, 17 thì nhiều thành phố khác cũng giao dịch những sản phẩm tài chính về hàng hóa tương tự.

Một nhà lịch sử học cũng đã nhận xét về giao dịch hàng hóa vào thế kỷ 16 như sau: “Bản thân hoạt động giao dịch hàng hóa là những phát minh mới trong thời gian đó, chỉ mới xuất hiện trong số ít các thành phố.”

Sàn giao dịch Amsterdam nổi tiếng với hàng hóa hoa tươi

Sàn giao dịch hàng hóa Chicago – Mỹ (CBOT)

Ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỷ 19, những mặt hàng nông sản (chủ yếu là ngũ cốc hoặc các loại hạt tương tự) thường được đưa đến kho hàng ở Chicago từ những trang trại ở Midwest để sau đó di chuyển đến khu vực bờ biển phía Đông. Tuy vậy do nông sản là mặt hàng khó bảo quản nên là nhiều mặt hàng thường bị giảm chất lượng trong thời gian lưu trữ cũng như vận chuyển. Do đó nên giá của hàng hóa thường biến động, từ đó mà những hợp đồng để giao dịch hàng hóa với mức giá ở tương lai bắt đầu xuất hiện, đây là hợp đồng kỳ hạn cho phép người mua thanh toán trước khi giao nhận hàng hóa. Những hợp đồng kỳ hạn hay quyền chọn được tạo ra để bảo vệ người bán nếu như có biến động bất lợi trên thị trường. (Để biết thêm về những hợp đồng phái sinh này, quý nhà đầu tư có thể tham khảo ở chuyên mục “Kiến thức đầu tư”)

Sau khi càng nhiều hàng hóa được chuyển đến kho dự trữ ở đây, thu hút lượng người mua bán lớn thì sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên ở Mỹ được thành lập vào năm 1948, được gọi là Sàn giao dịch Chicago (CBOT).

Từ đó giúp hàng hóa được giao dịch một cách quy chuẩn hơn với sự xuất hiện của hợp đồng tương lai. Thay vì quản lý số lượng quá lớn hợp đồng giữa các bên thì họ đã cho hiển thị giá hàng hóa của các hợp đồng vừa giao dịch một cách liên tục với những hợp đồng được chuẩn hóa về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng,… Qua thời gian thì càng nhiều mặt hàng được thêm vào như gạo, thức ăn chăn nuôi, trứng, đậu tương, khoai tây.

Sàn giao dịch hàng hóa Chicago – Mỹ

Sự phát triển của các sản phẩm được giao dịch

Qua hơn một trăm năm giao dịch thì những mặt hàng nông sản vẫn chiếm phần lớn lượng giao dịch. Đến những năm 1960 thì kim loại bắt đầu được đưa vào giao dịch, tiếp theo sau đó khi mà tiền tệ đã không còn bị trói buộc vào giá vàng thì nó cũng đã được đưa vào giao dịch, điều này đã tạo nền móng cho một kỉ nguyên mới của thị trường tài chính, thay vì giao dịch những hàng hóa có khối lượng thực thì các nhà đầu tư bắt đầu giao dịch các loại tiền tệ, các chỉ số tài chính (chỉ số CPI ra đời năm 1934),…

Tuy nhiên để nói thêm thì công việc thêm các mặt hàng vào giao dịch không phải là đơn giản như mọi người nghĩ, mỗi mặt hàng được thêm đều phải xem xét đặt lên một quy chuẩn nhất định, các mặt hàng phải thỏa mãn những quy chuẩn đấy mới được đưa vào giao dịch. Ví dụ đơn giản nhất là tạo ra quy định về khối lượng vàng là bao nhiêu để đúc ra một thỏi vàng.

Sự xuất hiện của nhiều sàn giao dịch mới

Trong thế kỷ 20 thì đã xuất hiện nhiều Sàn giao dịch ở Mỹ như Milwaukee, New York, St. Louis,… nhưng CBOT vẫn là sàn có sức ảnh hưởng lớn đối với những giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa.

Cuộc cách mạng trong giao dịch hàng hóa

Vào những năm đầu của thế kỷ 21, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã giúp việc giao dịch hàng hóa có thể được giao dịch trực tuyến, làm tăng thêm sự hứng thú của các nhà đầu tư vào giao dịch hàng hóa và hợp đồng tương lai.

Người mua và người bán giờ đây có thể giao dịch qua hệ thống điện tử và có thể giao dịch ở mọi nơi từ đó tạo dựng cơ hội cho những người tập trung theo đuổi đầu tư hàng hóa, kể cả những cá nhân cũng có thể tận dụng thị trường này để kiếm thêm nguồn thu nhập thụ động từ đây. Nhiều công ty và quỹ đầu tư bắt đầu đổ tiền vào thị trường này, họ chủ yếu tập trung vào kiếm lợi nhuận từ việc giá hàng hóa tăng giảm theo tâm lý của các nhà đầu tư. 

Đến hiện nay các sàn giao dịch trên thế giới đã được liên thông với nhau, các nhà đầu tư có thể mua được cả sản phẩm hợp đồng tương lai của nhiều loại mặt hàng ở nhiều sàn giao dịch đặt tại các nước khác nhau trên thế giới. Hiện nay đã có rất nhiều sàn giao dịch ở khắp nơi trên thế giới ví dụ như: CBOT, NYMEX, TOCOM, LME,…

Ngày 28/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hóa. 

Ngày 01/09/2010, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange (MXV) (DBA: VNX).Theo giấy phép này, Bộ Công Thương cho phép MXV thực hiện các giao dịch cà phê, cao su, thép.

Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa. 

Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương chính thức ký giấy phép số 486/GP-BCT Thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV). 

Ngày 18/06/2018, MXV nộp hồ sơ giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch liên thông và được Bộ Công Thương chấp thuận theo các nguyên tắc của Nghị định 51/2018/NĐ-CP.

Ngày 20/06/2018, MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier 549300DGJGJ3U1RBZ454 (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu.

Kể từ khi được chấp thuận giao dịch, MXV đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống phần mềm Vision Commodity qua đó cung ứng sản phẩm giao dịch rộng rãi tới những thương nhân có nhu cầu giao dịch phái sinh hàng hóa trong nước và quốc tế.

Đến nay Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã có thể cung cấp cho nhiều nhà đầu tư cơ hội để giao dịch các mặt hàng nông sản, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng, kim loại thông qua các thành viên kinh doanh. Việc giao dịch được thực hiện thông qua phần mềm CQG là phần mềm cung cấp cho khả năng giao dịch hàng hóa với dữ liệu thị trường chuẩn xác cùng với nhiều công cụ phân tích kỹ thuật.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Chat hỗ trợ
Chat ngay
facebook