Kiến thức hàng hóa

Giá cà phê khả năng cao sẽ giằng co trước những thông tin cơ bản trái chiều

Ngô Minh Ngọc   |  23/04/2023

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/04, giá cà phê cùng suy yếu. Arabica giảm hơn 3% do triển vọng nguồn cung tích cực trong niên vụ 2023/24 tại Brazil. Robusta giảm nhẹ 0.5% khi tồn kho trên Sở ICE duy trì ở mức cao so với tuần trước đó. Doanh số bán hàng cà phê tăng nhanh trước giai đoạn thu hoạch Arabica niên vụ 2023/24 dự kiến sẽ giảm bớt những lo ngại về vấn đề khan hiếm nguồn cung trên thị trường. Tình đến ngày 17/04, Brazil đã đẩy nhanh tốc độ bán hàng cà phê niên vụ mới lên 23% mức sản lượng tiềm năng, xấp xỉ mức mức trung bình những năm gần đây với 24% sản lượng dự kiến. Hiện tại, khi giai vụ thu hoạch mới ngày càng đến gần, kết hợp với kỳ vọng sản lượng sẽ nới lỏng so với 2 năm trước đó, hoạt động bán hàng của nông dân sẽ được đẩy mạnh hơn nữa. Đây khả năng cao sẽ là yếu tố gây áp lực khiến giá giảm trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa thực sự xóa bỏ những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn khi tồn kho đạt chuẩn đang ở mức thấp nhất trong 4 tháng, kết hợp với hoạt động xuất khẩu ảm đạm so với tháng trước. Đây có thể là nhân tố hạn chế tác động “bearish” của yếu tố trên.   Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Xem thêm

Khái quát về đầu tư hàng hóa phái sinh và các sản phẩm giao dịch

Ngô Minh Ngọc   |  29/12/2022

1. Hàng hóa phái sinh (Commodity derivative) Hàng hóa phái sinh là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch giá và có thể hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, công cụ này giúp cho người nông dân chủ động được giá bán sản phẩm cao hơn và định được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai. 2. Các loại sản phẩm giao dịch trong thị trường đầu tư hàng hóa phái sinh 2.1. Giao dịch nông sản Giao dịch đầu tư nông sản là hoạt động giao dịch các loại hàng hóa nông nghiệp như lúa mì, đậu tương/ đậu nành, ngô, gạo thô thông qua thị trường hàng hóa. Trên thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư có thể đầu tư nông sản mà không cần phải mua bán hàng thực thông qua hợp đồng tương lai hàng hóa. Tìm hiểu thêm tại đây 2.2. Giao dịch nguyên liệu công nghiệp Thị trường giao dịch nguyên liệu công nghiệp gồm có cà phê, ca cao, đường, bông và nước cam cô đặc đông lạnh. Theo kinh nghiệm cách đầu tư hàng hóa phái sinh, loại giao dịch này cung cấp cho nhà đầu tư các công cụ phòng ngừa rủi ro để quản lý mức chênh lệch giá và khả năng nhìn nhận biến động giá cả của mặt hàng trong tương lai. - Ca cao: Thị trường ca cao có mức biến động cao, mang đến cơ hội mua bán và có thể quản lý rủi ro cho các thương nhân trên thế giới. - Cà phê: Là một trong những đồ uống phổ biến nhất được tiêu thụ trên thế giới. Đây là một mặt hàng toàn cầu, với nguồn cung cấp đến từ các khu vực nhiệt đới. - Đường: Là một nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp. Mặt hàng này có thể đảm bảo giá cả, mang lại hiệu quả cao và có tính thanh khoản liên tục. - Bông: Là nguyên liệu chính của ngành dệt may trên toàn cầu. Tuy nhiên, bông dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ tự nhiên và con người, thu hút người tham gia giao dịch thị trường này. 2.3. Giao dịch kim loại Thị trường đầu tư hàng hóa giao dịch kim loại gồm có vàng, bạc, bạch kim và palladium. Trong đó vàng và bạc được công nhận là những kim loại có giá trị nhất. Đầu tư hàng hóa phái sinh kim loại được xem là bí quyết đầu tư hàng hóa quan trọng bởi công cụ này có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt và bảo vệ chống lạm phát. - Bạc: Được coi là vật lưu giữ giá trị và có vai trò như một kim loại công nghiệp. Kim loại này có ứng dụng siêu dẫn, thị trường vi mạch và được dùng trong các mặt hàng công nghiệp về điện và thiết bị y tế. - Bạch kim: Là kim loại được giao dịch hàng ngày trên các thị trường hàng hóa toàn cầu. Mặt hàng này có xu hướng kiếm được giá cao hơn so với vàng, bởi vì kim loại này hiếm. Bạch kim được sử dụng để giảm độc hại khí thải, lọc dầu, hóa chất và được ứng dụng trong ngành công nghiệp máy tính. - Palladium: kim loại này ít được biết đến hơn, tuy nhiên lại được sử dụng nhiều hơn trong công nghiệp. Palladium là kim loại bạc sáng bóng được sử dụng nhiều trong hầu hết quy trình sản xuất, đặc biệt là sản phẩm điện tử và công nghiệp. 2.4. Giao dịch năng lượng Hàng hóa năng lượng là kênh đầu tư phái sinh hàng hóa quan trọng trên thế giới, vì con người cần tiêu thụ nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày. Thị trường giao dịch năng lượng gồm có: - Giao dịch khí đốt thiên nhiên: Là một hỗn hợp, còn được gọi là nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng làm nguồn năng lượng để nấu ăn và sản xuất điện. - Giao dịch xăng dầu: Là loại nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, được sử dụng để cung cấp năng lượng cho động cơ đốt. - Giao dịch dầu nhiên liệu chứa lưu huỳnh thấp: Diesel là nhiên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh cực thấp, dựa trên dầu mỏ có sẵn tại Bắc Mỹ và Châu Âu. - Giao dịch dầu thô: Còn gọi là dầu mỏ và được đánh giá là nhiên liệu có giá trị nhất hiện nay. Năng lượng này có thể tạo ra nhiều sản phẩm có ích trong kinh tế và cuộc sống.  
Xem thêm

Lịch sử hình thành và phát triển thị trường hàng hóa phái sinh

Ngô Minh Ngọc   |  28/12/2022

LỊCH SỬ THẾ GIỚI Thị trường hàng hóa đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và được tổ chức rất chuyên nghiệp với nhiều Sàn giao dịch hàng hóa lớn ở Mỹ, Anh, Nhật,… Cùng với đó là các sàn giao dịch của nhiều nước đã được liên thông với nhau để có thể giao dịch mua bán hàng hóa ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam thì Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cũng còn khá trẻ và mới liên thông giao dịch hàng hóa với thế giới trong khoảng 2 năm trở lại đây. Do đó nhiều nhà đầu tư cũng chưa tiếp cận được đến một thị trường đầy tiềm năng như thị trường hàng hóa. Sau đây Hàng Hóa 24 sẽ cung cấp cho quý nhà đầu tư sự hình thành và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh trên toàn thế giới. Trong quá khứ Từ thuở sơ khai, giao dịch hàng hóa đã xuất hiện rồi. Thậm chí còn có những dấu vết của giao dịch hàng hóa từ thời của quốc gia Sumer, nền văn minh lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Thời đó con người tự tạo ra những đồng xu bằng đất sét và nó được sử dụng để làm vật tượng trưng cho số lượng dê sẽ chuyển giao trong tương lai. Do đó có thể thấy giao dịch hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa phái sinh đã xuất hiện từ khi nền văn minh của con người được hình thành. Hình ảnh người dân, thương nhân với các hoạt động mua bán hàng hóa Đến khoảng thế kỷ 17, ở Nhật Bản đã xuất hiện những giao dịch hợp đồng tương lai gạo, cũng có những dấu hiệu cho thấy hợp đồng tương lai gạo đã xuất hiện ở Trung Quốc khoảng 6000 năm trước đó. Dê và lợn có lẽ là những hàng hóa đầu tiên được sử dụng để giao dịch, các nền văn minh khác có sử dụng nhiều loại sản phẩm khác như lợn, vỏ sò,… cũng được sử dụng tượng trưng cho tiền tệ trao đổi. Qua thời gian thì thị trường cũng dần phát triển và dẫn đến sử dụng các mặt hàng vàng, bạc để làm trung gian. Thị trường hàng hóa cũng đã phát triển ở thời Trung cổ của châu Âu, là nơi tốt nhất để phân phối sản phẩm, lao động, đất đai và vốn trên toàn khu vực. Các thương nhân chấp nhận sử dụng vàng để đổi lấy sản phẩm. Theo thời gian, các khu vực bắt đầu tự đúc các loại tiền tệ riêng của họ. Đến cuối thời Trung cổ thì đã có những tỷ lệ hay có thể gọi là tỷ giá để cho người tiêu dùng có thể dễ dàng trao đổi các loại tiền tệ khác nhau. Từ đó thay vì phải đến trung tâm lớn như Amsterdam để đánh giá chất lượng tiền tệ cũng như hàng hóa thì người mua hàng có thể chỉ cần di chuyển trong những khu vực lân cận. SỰ XUẤT HIỆN CỦA SÀN GIAO DỊCH Sự khởi đầu của sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam  Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam vào năm 1530 thường được con như là sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên trước khi nơi đây trở thành sàn giao dịch chứng khoán thì nó đã hoạt động như một thị trường giao dịch các loại hàng hóa. Những thương nhân đến đây để tham gia mua bán những sản phẩm tài chính như là bán khống, hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn. Vào thế kỷ 16, 17 thì nhiều thành phố khác cũng giao dịch những sản phẩm tài chính về hàng hóa tương tự. Một nhà lịch sử học cũng đã nhận xét về giao dịch hàng hóa vào thế kỷ 16 như sau: “Bản thân hoạt động giao dịch hàng hóa là những phát minh mới trong thời gian đó, chỉ mới xuất hiện trong số ít các thành phố.” Sàn giao dịch Amsterdam nổi tiếng với hàng hóa hoa tươi Sàn giao dịch hàng hóa Chicago – Mỹ (CBOT) Ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỷ 19, những mặt hàng nông sản (chủ yếu là ngũ cốc hoặc các loại hạt tương tự) thường được đưa đến kho hàng ở Chicago từ những trang trại ở Midwest để sau đó di chuyển đến khu vực bờ biển phía Đông. Tuy vậy do nông sản là mặt hàng khó bảo quản nên là nhiều mặt hàng thường bị giảm chất lượng trong thời gian lưu trữ cũng như vận chuyển. Do đó nên giá của hàng hóa thường biến động, từ đó mà những hợp đồng để giao dịch hàng hóa với mức giá ở tương lai bắt đầu xuất hiện, đây là hợp đồng kỳ hạn cho phép người mua thanh toán trước khi giao nhận hàng hóa. Những hợp đồng kỳ hạn hay quyền chọn được tạo ra để bảo vệ người bán nếu như có biến động bất lợi trên thị trường. (Để biết thêm về những hợp đồng phái sinh này, quý nhà đầu tư có thể tham khảo ở chuyên mục “Kiến thức đầu tư”) Sau khi càng nhiều hàng hóa được chuyển đến kho dự trữ ở đây, thu hút lượng người mua bán lớn thì sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên ở Mỹ được thành lập vào năm 1948, được gọi là Sàn giao dịch Chicago (CBOT). Từ đó giúp hàng hóa được giao dịch một cách quy chuẩn hơn với sự xuất hiện của hợp đồng tương lai. Thay vì quản lý số lượng quá lớn hợp đồng giữa các bên thì họ đã cho hiển thị giá hàng hóa của các hợp đồng vừa giao dịch một cách liên tục với những hợp đồng được chuẩn hóa về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng,… Qua thời gian thì càng nhiều mặt hàng được thêm vào như gạo, thức ăn chăn nuôi, trứng, đậu tương, khoai tây. Sàn giao dịch hàng hóa Chicago – Mỹ Sự phát triển của các sản phẩm được giao dịch Qua hơn một trăm năm giao dịch thì những mặt hàng nông sản vẫn chiếm phần lớn lượng giao dịch. Đến những năm 1960 thì kim loại bắt đầu được đưa vào giao dịch, tiếp theo sau đó khi mà tiền tệ đã không còn bị trói buộc vào giá vàng thì nó cũng đã được đưa vào giao dịch, điều này đã tạo nền móng cho một kỉ nguyên mới của thị trường tài chính, thay vì giao dịch những hàng hóa có khối lượng thực thì các nhà đầu tư bắt đầu giao dịch các loại tiền tệ, các chỉ số tài chính (chỉ số CPI ra đời năm 1934),… Tuy nhiên để nói thêm thì công việc thêm các mặt hàng vào giao dịch không phải là đơn giản như mọi người nghĩ, mỗi mặt hàng được thêm đều phải xem xét đặt lên một quy chuẩn nhất định, các mặt hàng phải thỏa mãn những quy chuẩn đấy mới được đưa vào giao dịch. Ví dụ đơn giản nhất là tạo ra quy định về khối lượng vàng là bao nhiêu để đúc ra một thỏi vàng. Sự xuất hiện của nhiều sàn giao dịch mới Trong thế kỷ 20 thì đã xuất hiện nhiều Sàn giao dịch ở Mỹ như Milwaukee, New York, St. Louis,… nhưng CBOT vẫn là sàn có sức ảnh hưởng lớn đối với những giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa. Cuộc cách mạng trong giao dịch hàng hóa Vào những năm đầu của thế kỷ 21, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã giúp việc giao dịch hàng hóa có thể được giao dịch trực tuyến, làm tăng thêm sự hứng thú của các nhà đầu tư vào giao dịch hàng hóa và hợp đồng tương lai. Người mua và người bán giờ đây có thể giao dịch qua hệ thống điện tử và có thể giao dịch ở mọi nơi từ đó tạo dựng cơ hội cho những người tập trung theo đuổi đầu tư hàng hóa, kể cả những cá nhân cũng có thể tận dụng thị trường này để kiếm thêm nguồn thu nhập thụ động từ đây. Nhiều công ty và quỹ đầu tư bắt đầu đổ tiền vào thị trường này, họ chủ yếu tập trung vào kiếm lợi nhuận từ việc giá hàng hóa tăng giảm theo tâm lý của các nhà đầu tư.  Đến hiện nay các sàn giao dịch trên thế giới đã được liên thông với nhau, các nhà đầu tư có thể mua được cả sản phẩm hợp đồng tương lai của nhiều loại mặt hàng ở nhiều sàn giao dịch đặt tại các nước khác nhau trên thế giới. Hiện nay đã có rất nhiều sàn giao dịch ở khắp nơi trên thế giới ví dụ như: CBOT, NYMEX, TOCOM, LME,… THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM Ngày 28/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hóa.  Ngày 01/09/2010, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange (MXV) (DBA: VNX).Theo giấy phép này, Bộ Công Thương cho phép MXV thực hiện các giao dịch cà phê, cao su, thép. Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.  Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương chính thức ký giấy phép số 486/GP-BCT Thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).  Ngày 18/06/2018, MXV nộp hồ sơ giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch liên thông và được Bộ Công Thương chấp thuận theo các nguyên tắc của Nghị định 51/2018/NĐ-CP. Ngày 20/06/2018, MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier 549300DGJGJ3U1RBZ454 (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu. Kể từ khi được chấp thuận giao dịch, MXV đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống phần mềm Vision Commodity qua đó cung ứng sản phẩm giao dịch rộng rãi tới những thương nhân có nhu cầu giao dịch phái sinh hàng hóa trong nước và quốc tế. Đến nay Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã có thể cung cấp cho nhiều nhà đầu tư cơ hội để giao dịch các mặt hàng nông sản, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng, kim loại thông qua các thành viên kinh doanh. Việc giao dịch được thực hiện thông qua phần mềm CQG là phần mềm cung cấp cho khả năng giao dịch hàng hóa với dữ liệu thị trường chuẩn xác cùng với nhiều công cụ phân tích kỹ thuật. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Xem thêm

Lợi thế, rủi ro khi tham gia đầu tư hàng hóa phái sinh

Ngô Minh Ngọc   |  27/12/2022

1. Lợi thế ở Việt Nam (Bài viết có tính chất tham khảo) Giao dịch hàng hóa phái sinh là một trong những kênh đầu tư được ưa chuộng trên thế giới hiện đang phổ biến tại Việt Nam. Dưới đây là một số lợi thế nổi bật mà các nhà đầu tư hàng hóa nên lựa chọn: 1.1. Về tính pháp lý: Đầu tư hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam được Bộ công thương cấp phép hoạt động theo nghị định 51/2018/NĐ-CP. Ở Việt Nam, tất cả các sàn giao dịch hàng hóa phái sinh đều phải được đăng ký thành viên với Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và được niêm yết tại Danh sách thành viên. 1.2. Về bản chất: Sản phẩm phái sinh là công cụ được sinh ra để phòng ngừa rủi ro cho sự biến động của giá cả trên thị trường của sản phẩm. Do đó, khi nhà đầu tư tham gia giao dịch sẽ dễ dàng thu được lợi nhuận hơn. 1.3. Về độ rủi ro: Giao dịch hàng hóa có mức giá thành sản xuất nên giá cả biến động không quá thấp so với thời điểm mua hòa vốn và tăng không quá cao theo quy luật cung cầu. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm. Hơn nữa, thị trường hàng hóa phái sinh kết nối liên thông với các sở giao dịch khác trên thế giới nên việc một cá nhân hay tổ chức nào thao túng giá là điều gần như không thể. 1.4. Về hình thức giao dịch: Cơ chế giao dịch mua - bán 2 chiều, khớp lệnh tức thời và T+0 giúp nhà đầu tư có thể nắm bắt các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động của thị trường cho dù thị trường tăng hay giảm. 1.5. Về lợi nhuận: Trong thị trường hàng hóa phái sinh thì biên độ lợi nhuận là không giới hạn. Bởi vì, nếu đang trong một xu hướng tăng, và bạn vào lệnh mua thì giá càng tăng, lợi nhuận của bạn càng được lớn. 1.6. Tính thanh khoản cao: Thị trường Việt Nam liên thông với thị trường hàng hóa quốc tế gồm 50 quốc gia, tạo thành một thị trường với quy mô lớn, thanh khoản lên tới 5000 tỷ USD mỗi ngày. 1.7. Linh hoạt về thời gian: Với đặc thù giao dịch 24/24h, bạn có thể lựa chọn khung thời gian giao dịch hàng hóa phái sinh phù hợp với mình. 2. Rủi ro khi tham gia (Bài viết có tính chất tham khảo) 2.1. Rủi ro đòn bẩy tài chính: Sở dĩ, thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa được xem là rủi ro vì các giao dịch trên thị trường tương lai được cung cấp đòn bẩy (margin). Trong đầu tư loại rủi ro này được xem là con dao 2 lưỡi, thu hút nhiều nhà đầu tư mạo hiểm. Đòn bẩy lớn có thể giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận dễ dàng, nhưng nếu bạn là người thiếu kỷ luật thì điều này có thể dẫn đến thua lỗ. 2.2. Rủi ro lợi nhuận, biến động thị trường lớn: Trong thị trường hàng hóa phái sinh, lợi nhuận thường tỷ lệ thuận với rủi ro. Để có thể sở hữu một hợp đồng hàng hóa lớn mà với mức chi phí thấp, các nhà đầu tư thường lựa chọn hợp đồng tương lai với mức đòn bẩy cao. Chính vì vậy, nhà đầu tư kinh doanh đầu tư hàng hóa có thể kiếm được lợi nhuận lớn, đồng thời nguy cơ thua lỗ sẽ tỉ lệ thuận theo. 2.3. Rủi ro khi giao dịch hàng hóa lệch múi giờ: Thị trường hàng hóa phái sinh là thị trường toàn cầu nên thời gian giao dịch phụ thuộc vào từng khu vực. Có 3 phiên giao dịch chính là phiên Á, Âu và Mỹ. Tuy nhiên, giao dịch hàng hóa theo phiên Mỹ có nhiều biến động nhất. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải theo dõi đúng múi giờ và cập nhật tin tức để tránh được rủi ro khi có biến động về giá mạnh. 2.4. Rủi ro chiến lược phân tích: Phân tích chỉ số kỹ thuật là một trong những phương án lập chiến lược đầu tư phổ biến. Tuy nhiên để có số liệu đúng, nhà đầu tư cần có thời gian tìm hiểu và thành thạo phương pháp. Việc áp dụng phân tích kỹ thuật kinh doanh đầu tư hàng hóa sẽ hiệu quả nếu thị trường không có nhiều biến động. Ngược lại, nếu thị trường hàng hóa phái sinh biến động lớn về việc phân tích kỹ thuật có thể bị gãy ngang. 3. Mức độ rủi ro cao hay thấp? (Bài viết có tính chất tham khảo) Khi tham gia thị trường hàng hóa phái sinh , mức rủi ro có thể xảy ra với người mua và người bán là rất thấp. Cụ thể như sau: 3.1. Đối với người mua: Đây có thể là một công cụ cân bằng đối ứng giữa việc mua và bán. Bạn có thể mua số lượng lớn hàng hóa và có thể thực hiện lệnh bán tương ứng. Vì vậy, đây là kênh đầu tư tốt nhất sẽ giúp bạn kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch về giá của hàng hóa. 3.2. Đối với người bán: Khi tham gia thị trường hàng hóa, người bán không cần quá quan tâm đến mức giá biến động trên thị trường, có thể tập trung sản xuất nâng cao sản lượng. Bạn cũng cần chủ động định giá sản phẩm và dự trù được lợi nhuận thu được để tránh tình trạng bị ép giá khi mùa thu hoạch đến. Để tránh được những rủi ro có thể xảy ra, các nhà đầu tư cần phải trau dồi kiến thức về thị trường, đặt kỳ vọng thấp, đặt lệnh chặn lỗ, chọn được công ty tư vấn uy tín và tồn tại lâu dài với thị trường để trở thành người chiến thắng.
Xem thêm

Các loại hợp đồng giao dịch

Ngô Minh Ngọc   |  26/12/2022

1. Hợp đồng tương lai: là hình thức giao dịch mà khách hàng có thể mua bán một lượng hàng hóa tại một mức giá xác định, việc chuyển giao sẽ được thực hiện trong tương lai. Các yêu cầu về giao dịch hợp đồng tương lai như khối lượng, mức giá, tiêu chuẩn hàng hóa, thời gian đến hạn,... sẽ được các sở giao dịch hàng hóa quy định. 2. Hợp đồng kỳ hạn: là hình thức giao dịch mà khách hàng có thể mua bán một lượng hàng hóa tại một mức giá xác định, việc chuyển giao sẽ được thực hiện trong tương lai. Các yêu cầu về giao dịch hợp đồng tương lai như khối lượng, mức giá, tiêu chuẩn hàng hóa, thời gian đến hạn,... sẽ được các sở giao dịch hàng hóa quy định. 3. Hợp đồng hoán đổi: mỗi bên giao dịch ký kết hợp đồng sẽ thực hiện trao đổi cho nhau số tiền trên các mức giá thả nổi hoặc cố định của 1 khối lượng hàng hóa nhất định trong kỳ thanh toán. Ví dụ, trong giao dịch hoán đổi mức giá cả hàng hóa tại các sàn đầu tư hàng hóa, một bên sẽ thực hiện thanh toán theo giá cả cố định cho bên kia. Ngược lại, đối phương sẽ thanh toán theo mức giá thả nổi cho bên này. 4. Hợp đồng quyền chọn: là thỏa thuận về quyền (không kèm theo nghĩa vụ) được mua bán một lượng hàng hóa cơ sở tại một mức giá và trong khoảng thời gian đã được xác định. Các yêu cầu giao dịch quyền chọn hàng hóa như loại hàng hóa, tháng đến hạn, khối lượng giao dịch,... được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế.
Xem thêm

Giới thiệu về Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Ngô Minh Ngọc   |  26/12/2022

TỔNG QUAN Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mercantile Exchange of Vietnam – MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam được Bộ Công Thương cấp phép. Ngày 28/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hóa.  Ngày 01/09/2010, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange (MXV) (DBA: VNX).Theo giấy phép này, Bộ Công Thương cho phép MXV thực hiện các giao dịch cà phê, cao su, thép.  Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.  Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương cấp Giấy phép số 486/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).  Ngày 18/06/2018, MXV nộp hồ sơ giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch liên thông và được Bộ Công Thương chấp thuận theo các nguyên tắc của Nghị định 51/2018/NĐ-CP.  Ngày 20/06/2018, MXV hoàn thành đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI), là mã định danh pháp nhân bao gồm 20 ký tự chữ và số, được sử dụng trên toàn thế giới, nhằm mục đích định danh riêng biệt các pháp nhân tham gia vào các giao dịch tài chính.    Ngày 22/05/2020, Bộ Công Thương ký Quyết định số 1369/QĐ-BCT cho phép Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam niêm yết giao dịch một số mặt hàng thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện (mặt hàng thuộc nhóm năng lượng và mặt hàng gạo). Sau khi được Bộ Công Thương cho phép, MXV đã tổ chức niêm yết giao dịch các sản phẩm Xăng pha chế RBOB, Khí tự nhiên, Dầu WTI, Dầu WTI mini, Dầu thô Brent, Dầu ít lưu huỳnh và Gạo thô. Tháng 6/2020, MXV hoàn thành việc tăng vốn điều lệ 500 tỷ đồng, từng bước khẳng định vị thế để vươn lên trở thành một Sở Giao dịch hàng hóa tầm cỡ trong khu vực. Tháng 7/2020, MXV đã đưa hệ thống phần mềm giao dịch CQG vào hoạt động thay thế cho hệ thống phần mềm Vision Commodity trước đó. CQG là hệ thống chuyển lệnh và lưu trữ dữ liệu do Công ty Công nghệ đa quốc gia CQG cung cấp. Đây là hệ thống phần mềm giao dịch uy tín nhất thế giới kết nối hơn 40 Sở Giao dịch Hàng hóa, đảm bảo đường truyền dữ liệu và có khả năng lưu trữ dữ liệu giao dịch lớn nhất. Tháng 1/2021, MXV đã đưa vào vận hành hệ thống M-System. Đây là hệ thống phần mềm quản trị giao dịch với giao diện thân thiện, đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư. Trong khoảng thời gian từ tháng 06/2021 đến tháng 7/2021, MXV đã bổ sung nhiều sản phẩm mới, phục vụ việc đa dạng hóa danh mục, hình thức đầu tư, cụ thể: (i) Bổ sung hình thức giao dịch chênh lệch giá Spread, đây là hình thức giao dịch phổ biến trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong cả hoạt động bảo hiểm giá (hedging) và đầu tư; (ii) Niêm yết giao dịch hai sản phẩm mới là Gạo thô (ZRE) và Lúa mì Kansas (KWE); (iii) Kết nối liên thông với Sở Giao dịch Kim loại London (London Metal Exchange - LME) - Sở Giao dịch lớn và lâu đời nhất trên thế giới đối với các mặt hàng kim loại. Hiện nay, MXV đã liên thông hầu hết các Sở Giao dịch Hàng hóa lớn trên thế giới như: Sở Giao dịch Kim loại London - London Metal Exchange (LME); Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago - CME Group (bao gồm các Sàn giao dịch CBOT, CME, COMEX, NYMEX); Sở Giao dịch liên lục địa -  ICE (bao gồm các sàn giao dịch ICE US, ICE EU, ICE Singapore); Sở Giao dịch Hàng hóa Osaka Exchange - OSE; Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore - SGX; Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia Derivatives. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đáp ứng toàn bộ nhu cầu giao dịch hàng hóa bao gồm bảo hiểm rủi ro về giá và giao dịch chênh lệch giá của các nhà đầu tư trong nước, từng bước mở rộng quy mô giao dịch tập trung của trị trường hàng hóa Việt Nam, góp phần vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. MÔ HÌNH VẬN HÀNH Mô hình vận hành thị trường Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam được vận hành theo mô hình chuẩn quốc tế, các Thành viên Kinh doanh và Thành viên Môi giới trực thuộc Sở sẽ trực tiếp hỗ trợ các nhà đầu tư. Các chức năng của các đối tượng tham gia thị trường được phân định rõ ràng, đảm bảo sự chuyên biệt để thị trường được vận hành tối ưu. MXV và các Thành viên tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, quy định của các Sở Giao dịch liên thông; triệt tiêu tình trạng thao túng giá, đảm bảo thị trường vận hành minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả. Các chức năng nghiệp vụ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam thực hiện các chức năng thị trường toàn diện bao gồm: Giao dịch, Bù trừ, Thanh toán, Giao nhận; Cung cấp thông tin thị trường; Quản lý Thành viên; Giao dịch các loại hợp đồng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. MXV cung cấp thông tin thống kê và phân tích thị trường toàn diện bao gồm: Bộ chỉ số hàng hóa MXV–Index và các chỉ số Nông sản, Công nghiệp, Kim loại, Năng lượng; tổng hợp giá hàng hóa cuối ngày và phân tích diễn biến thị trường trong ngày. MXV xây dựng và triển khai các công cụ quản trị rủi ro, bảo hiểm giá hàng hóa trước các diễn biến thị trường; đồng thời ban hành các văn bản quy phạm phục vụ cho hoạt động tổ chức, quản lý thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Hoạt động đào tạo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ định kỳ, phổ cập kiến thức cho Thành viên Kinh doanh, Thành viên Môi giới và các nhà đầu tư. MXV phối hợp với các trường đại học, học viện trong nước tổ chức các hội thảo khoa học chia sẻ các thông tin về lĩnh vực giao dịch hàng hóa cũng như định hướng nghề nghiệp và nhận được phản hồi tích cực của các bạn sinh viên, các nhà nghiên cứu, thầy cô và lãnh đạo các Viện, Trường như: Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Học viện Chính sách và Phát triển, Đại học Đại Nam,... Đặc biệt, MXV đã cùng các Sở Giao dịch liên thông tổ chức các hội thảo quy mô quốc tế, nổi bật là thành công của Hội thảo cà phê với Sở ICE tháng 9/2021 và Hội thảo kim loại Đồng với Sở LME tháng 12/2021 nhận được sự quan tâm của 2000 doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước. HỆ THỐNG CÁC SỞ LIÊN THÔNG Trong 3 năm từ 2018 đến 2021, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã kết nối liên thông với 6 Sở Giao dịch Hàng hóa lớn trên thế giới, khẳng định vị thế trên bản đồ thị trường giao dịch hàng hóa tập trung quốc tế, bao gồm: - Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago – CME Group (bao gồm các sở giao dịch CBOT, CME, COMEX, NYMEX) - Sở Giao dịch liên lục địa – ICE (bao gồm các Sở giao dịch ICE US, ICE EU, ICE Singapore) - Sở Giao dịch Kim loại London – London Metal Exchange (LME) - Sở Giao dịch Hàng hóa Osaka Exchange – OSE - Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore – SGX - Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia Derivatives Berhad – BMD. Các Hiệp hội tham gia Tính đến hết năm 2021, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là thành viên của 9 Hiệp hội lớn trong nước, bao gồm: - Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam - Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam - Hiệp hội Thép Việt Nam - Hiệp hội Dây cáp điện Việt Nam - Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam - Hiệp hội Bông Việt Nam - Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Hiệp hội Điều Việt Nam    
Xem thêm
Chat hỗ trợ
Chat ngay
facebook