Kiến thức hàng hóa

Các sàn giao dịch hàng hoá phổ biến trên thế giới

Ngô Minh Ngọc   |  26/12/2022

(Bài viết có tính chất tham khảo) Trên thị trường tài chính, hàng hóa phái sinh đang trở thành kênh đầu tư đầy tiềm năng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy thoái trầm trọng bởi dịch Covid-19. Chính vì lí do đó, các sàn giao dịch hàng hoá Việt Nam ngày càng mở rộng với đa dạng danh mục đầu tư, tính thanh khoản cao.   Sàn giao dịch hàng hoá giống như một dạng “chợ”, không chỉ có tính thương mại mà còn chứa đựng mối quan hệ dân sự và thương mại. Các giao dịch thực hiện qua các sàn giao dịch hàng hóa được đảm bảo công khai về mặt pháp lý và phòng ngừa rủi ro về giá cả thị trường.  Vào thế kỷ 19 tại Mỹ, quy mô sản xuất và sản lượng lúa mì tăng lên nhiều lần. Quy mô nhỏ của chợ nông sản thông thường không đáp ứng được nhu cầu trao đổi mua bán hàng hoá. Do đó, sàn giao dịch hàng hóa tập trung quy mô lớn ra đời.  Năm 1848, CBOT (Chicago Board of Trade) là trung tâm giao dịch nông sản tập trung được thành lập giúp người nông dân có cơ hội lựa chọn các hợp đồng tương lai định trước giá và thời điểm giao nhận trong tương lai. Các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới được xây dựng trên nền tảng công cụ tài chính như “futures”,“option” đều được xem là chợ tài chính. Do đó, nhiều nhà đầu tư mua bán hàng hoá thông qua sàn giao dịch để bảo hộ giá hàng hóa và đầu cơ. Tùy vào loại hàng hóa, số tiền ký quỹ rất nhỏ so với giá trị hợp đồng chỉ từ 5% đến 10% giá trị hợp đồng. Số tiền này bảo đảm thanh toán khoản lỗ của hợp đồng khi giá thay đổi.  Các sàn giao dịch hàng hoá phổ biến hiện nay 1. Sàn CBOT Được thành lập năm 1948, sàn CBOT mở đầu cho thị trường hàng hóa phái sinh phát triển mạnh trên toàn thế giới. Ban đầu, các sản phẩm giao dịch chủ yếu là nông sản (gồm lúa mì, ngô, đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương). Thời gian sau đó, CBOT thêm giao dịch các giao dịch hàng hoá khác như trái phiếu kho bạc, năng lượng và kim loại quý. 2. Sàn ICE Vào năm 2000, sàn ICE được thành lập đi đầu thị trường giao dịch hàng hóa, các mặt hàng giao dịch chính là năng lượng và tiền điện tử. Bên cạnh đó, sàn ICE còn liên kết với các công ty, doanh nghiệp bằng hợp đồng tương lai. 3. Sàn NYMEX Ra đời năm 1972, sàn NYMEX là một trong những sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới. Giao dịch chủ yếu trên sàn NYMEX là các hợp đồng tương lai của nhóm hàng hoá năng lượng và kim loại quý, chiếm 10% khối lượng giao dịch hàng hóa hàng ngày. 4. Sàn TOCOM Năm 1984, sàn TOCOM được hình thành và trở thành thị trường giao dịch hàng hóa nguyên liệu thô và hàng hoá cơ bản lớn nhất toàn cầu hiện nay. Các giao dịch cơ bản bao gồm cao su, vàng, bạch kim,…và mở rộng ra nhiều hàng hoá khác như nhôm, xăng, dầu thô,… Sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên sàn TOCOM hiện nay là nhóm hàng kim loại quý.
Xem thêm

Fomo và cách kiểm soát Fomo trong đầu tư tài chính

Ngô Minh Ngọc   |  25/12/2022

FOMO là gì? Rất nhiều nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán thường hành động theo đám đông. Làm thế nào để kiểm soát được hiện tượng tâm lý này? Câu chuyện bắt đầu từ việc: Bạn có một anh bạn thân, dù không có nhiều kiến thức về tài chính nhưng cũng khoe kiếm được vài chục triệu ngon ơ qua sự hỗ trợ từ người khác. Lúc này, bạn cảm thấy “chuyện này thật bình thường” vì mình cũng chẳng có tý kiến thức gì về tài chính cả. Tuy nhiên, vài ngày sau, anh ta tiếp tục khoe số tiền lãi và con số đó vẫn không ngừng tăng lên. Từ việc chỉ chơi cho biết thì nay đã ngót nghét vài trăm triệu. Anh ta bắt đầu tâm sự với bạn về kế hoạch nghỉ hưu sớm, đi du lịch và hưởng thụ cuộc sống,… Đến lúc này, nếu bạn vẫn cảm thấy “chẳng quan tâm lắm” thì chúc mừng, bạn là người có ý chí kiên định. Tuy nhiên, nếu bạn tự dằn vặt bản thân và cảm thấy tiếc nuối: “Biết vậy mình đã đầu tư sớm hơn” thì có lẽ bạn đang chịu đựng cảm giác FOMO – Hay còn gọi với cái tên “Hội chứng sợ bỏ lỡ cơ hội”. Đây là “bẫy tâm lý” cực nguy hiểm và là nguyên nhân khiến nhiều người mới tham gia đầu tư phải trở về với trắng tay.  FOMO là từ viết tắt của cụm từ Fear of missing out. Đây là hiệu ứng tâm lý của những người sợ bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài trào lưu của đám đông. Ảnh hưởng của hiệu ứng FOMO Tại sao nhà đầu tư dễ dàng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO - Thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán và hành động theo số đông - Tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội - Quá kỳ vọng vào thị trường - Quá tự tin và thiếu kiên nhẫn - Mong muốn có những chiến thắng lớn - Nhiều lần gặp thất bại khiến nhà đầu tư càng khao khát có chiến thắng Kiểm soát FOMO trong đầu tư 1. Nhà đầu tư cần tích lũy kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc nắm vững kiến thức sẽ giúp nhà đầu tư làm chủ các quyết định mua hoặc bán. 2. Cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp mà mình định đầu tư. Đây là chiến lược của các nhà đầu tư thành công trên thế giới như Warren Buffett, Filip Fisher hay Peter Lynch. Với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, ban lãnh đạo có tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, cơ cấu tài chính hợp lý, tất yếu giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ tăng trưởng đều qua các năm. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá cao, xét mặt dài hạn nhà đầu tư vẫn có lãi. 3. Nhà đầu tư cần xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư rõ ràng. Phần lớn nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO đưa ra quyết định mua và bán hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của thị trường. Họ ra quyết định mua nếu thấy giá cổ phiếu tăng một ít. Mua mạnh hơn khi giá cổ phiếu tăng mạnh. Lo lắng khi giá cổ phiếu giảm. Và hoảng loạn bán tháo khi giá cổ phiếu giảm sâu. Nhà đầu tư hãy xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư và tuân thủ các nguyên tắc đề ra, chẳng hạn như nếu lựa chọn phương thức đầu tư giá trị thì cần chọn cổ phiếu có doanh thu, lợi nhuận, cổ tức đều đặn, tăng trưởng tốt. Mua cổ phiếu khi giá giảm, kiên nhẫn nắm giữ và đợi tăng giá. Nếu lựa chọn chiến lược đầu tư tăng trưởng, cần chọn cổ phiếu có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều hàng năm, hàng quý và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Mua cổ phiếu khi giá đang tăng và bán theo đà tăng trưởng, thường là mua ở bất cứ giá nào và bán ở giá cao hơn. 4. Quản trị rủi ro. Nhà đầu tư cần nghĩ tới việc bảo vệ số vốn của mình trước khi nghĩ tới việc kiếm lời từ thị trường chứng khoán. Vì thế, hãy mạnh dạn đặt lệnh cắt lỗ khi giá cổ phiếu đi theo xu hướng tiêu cực. Việc cắt lỗ sớm có thể giúp nhà đầu tư bảo toàn một phần vốn, sau đó tìm kiếm được các cơ hội mới tích cực hơn. Trên thực tế, thị trường chứng khoán vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư, vì vậy kể cả khi lựa chọn chiến lược đầu tư giá trị hay đầu tư tăng trưởng, nhà đầu tư vẫn phải có quy tắc cắt lỗ khi cần thiết để bảo toàn vốn. Warren Buffett từng nói: “Cảm xúc là kẻ thù của lý trí”. Vì thế, trước khi đưa ra một quyết định nào đó, hãy dành thêm thời gian để xem xét liệu quyết định đó có bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc hay không.
Xem thêm

Kinh nghiệm giao dịch hàng hóa phái sinh an toàn và hiệu quả

Ngô Minh Ngọc   |  23/12/2022

Để đi lâu dài trên con đường đầu tư, thì nhà đầu tư cần phải tích lũy các kinh nghiệm giao dịch hàng hóa phái sinh an toàn và hiệu quả. Một trong những điều quan trọng nhất, khi đầu tư là tâm lý khi giao dịch và phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều dạng biểu đồ liên quan đến giá trong quá khứ 1. Tìm hiểu rõ về giao dịch hàng hoá Trước khi bắt đầu để đầu tư bất kỳ kênh đầu tư nào, nhà đầu tư phải tìm hiểu thật kỹ thị trường đó bao gồm - Quy mô thị trường - Những yếu tố ảnh hưởng tới thị trường - Thông tin và tin tức cập nhật ở đâu - Các sản phẩm của kênh đầu tư - Các vấn đề về pháp lý của kênh đầu tư - Các thủ tục đăng ký  - Số vốn đầu tư tối thiểu và tối đa 2. Tâm lý giao dịch hàng hóa phái sinh Đầu tư hàng hóa phái sinh đòi hỏi bạn phải tính kỷ luật cao, kiên nhẫn và giữ được tâm lý ổn định. Thực tế, việc phân tích chỉ chiếm 20% tỷ lệ chiến thắng trong giao dịch, 80% còn lại phụ thuộc vào tâm lý của nhà đầu tư. Nếu bạn muốn vượt qua tâm lý này trong giao dịch hàng hóa phái sinh. Hãy ghi nhớ 2 câu châm ngôn trong giới trader sau.: “ Lợi nhuận không dành cho tất cả mọi người” và “ Tiền từ tay người thiếu kiên nhẫn vào tay người kiên nhẫn” 2.1. Tâm lý cá nhân Một trong những điều quan trọng nhất khi đầu tư là tâm lý. Hãy để tâm lý trở nên linh hoạt trong thị trường này. Khi bạn mất tiền, có nghĩa là bạn đã sai. Chứ không phải thị trường sai. Đừng hành động cho đến khi thị trường xác nhận ý tưởng giao dịch của bạn. Đi muộn một chút trong giao dịch lại là cách bảo vệ bạn đi đúng hướng. Nói cách khác, bạn đừng học cách trở thành một trader thiếu kiên nhẫn. Một trong những yếu tố quyết định nằm ở lòng quyết tâm và ý chí kiên định. Kiên định giúp bạn phân biệt đúng sai. Lý trí giúp xác định thời điểm và kiên nhẫn đi theo kế hoạch bạn đã định trước. Tránh mắc phải các lỗi ra quyết định ngoài dự tính và tầm kiểm soát của bản thân. 2.2. Tâm lý toàn thị trường hàng hoá Mỗi người giao dịch trên thị trường đều có những suy nghĩ và quan điểm riêng. Nên điều này khiến thị trường tài chính trở nên phức tạp. Và Nhà Đầu Tư buộc phải có một tư duy độc lập. Chắc chắn 1 điều, thị trường sẽ không đi theo cách mà chúng ta mong muốn. Tâm lý đám đông sẽ nhấn chìm bạn bất kỳ lúc nào. Ta không thể biết được cảm xúc của tất cả con người trong đám đông. Tuy nhiên, phần lớn của đám đông thì có thể. Là người giao dịch, bạn cần lưu tâm đến tất cả mọi thứ. Trong việc đo lường xem thị trường cảm nhận như thế nào và liệu đây là hướng tăng hay hướng giảm.  3. Phương pháp phân tích giao dịch hàng hóa phái sinh 3.1. Phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật là dự đoán sự vận động giá cả tương lai dựa trên khảo sát giá trong quá khứ. Như dự báo thời tiết, phân tích kỹ thuật không hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Thay vào đó, phân tích kỹ thuật có thể giúp nhà đầu tư dự đoán khả năng diễn biến giá trong tương lai .  Phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều dạng biểu đồ liên quan đến giá trong quá khứ. Giúp các nhà đầu tư lọc ra tín hiệu giao dịch. Bao gồm chiến lược trong ngày và giao dịch theo xu hướng tuỳ vào thói quen giao dịch của các Nhà Đầu Tư.Việc phân tích một cách cẩn thận, kỹ lưỡng đưa ra các kịch bản giá trong tương lai là rất quan trọng. Qua đó có thể tìm những cơ hội để giao dịch. Bên cạnh đó, với sự trợ giúp của các chỉ báo kỹ thuật việc giao dịch có thể hiệu quả hơn. 3.2. Phân tích cơ bản Phân tích cơ bản dựa trên các dữ liệu thị trường hàng hóa, kinh tế, cung – cầu để đưa ra dự đoán xu hướng giá tương lai. Để phân tích thị trường chỉ phân tích kỹ thuật thôi vẫn chưa đủ. Bạn phải biết được đặc thù của từng sản phẩm mà bạn đang giao dịch. Việc nắm bắt được tình hình thị trường giúp Nhà Đầu Tư giao dịch thành công hơn. Khác với thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa giao dịch theo chu kỳ. Và chịu nhiều ảnh hưởng của giá mua – bán hàng hóa thực. Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới sản lượng của sản phẩm. Tin tức kinh tế như lạm phát, giá ngoại đồng dollar, chiến tranh thương mại,… sẽ ảnh hưởng như thế nào tới giá. Hiểu thị trường là một trong những quy tắc khó tuân theo nhất. Ngay cả những Nhà Đầu Tư dày dặn kinh nghiệm cũng không dám khẳng định mức độ hiểu biết trên thị trường này. Cách đơn giản nhất là đọc các tin tức hàng hóa quan trọng có khả năng ảnh hưởng lên thị trường nhiều nhất. Ta dễ dàng đọc điều đó từ các bài phân tích cơ bản mỗi ngày. 4. Quản trị rủi ro khi tham gia hàng hóa phái sinh 4.1. Nguyên tắc bảo toàn lãi Nguyên tắc này thể hiện: “Có lãi thì nhà đầu tư nên hiện thực hóa ngay trong ngày, không nên duy trì vị thế, tiếp tục gồng lãi trong bất cứ phiên giao dịch nào”. Có những trường hợp lãi tới 20% trong thời gian ngắn nhưng không chốt. Đến khi giá hàng hóa giảm lại thì lại thành lỗ, rất đáng tiếc.  Vì vậy, để tránh bẫy tâm lý thì tốt nhất bạn nên đặt cho mình một nguyên tắc riêng về lợi nhuận. Nguyên tắc bảo toàn lãi là một kinh nghiệm giao dịch thay đổi tư duy của rất nhiều nhà đầu tư.  Sự kiên nhẫn để chờ đợi thiết lập giao dịch. Sau đó giữ vị thế theo đúng xu hướng thị trường sẽ giúp cho bạn sớm có được lợi nhuận. Nếu là một thiết lập giao dịch tốt thường thể hiện lợi nhuận ngay. Và hãy luôn nắm rõ giới hạn rủi ro của bản thân mình. Để đi lâu dài trên con đường đầu tư này. Nhà đầu tư cần phải tích lũy các kinh nghiệm giao dịch hàng hóa phái sinh an toàn và hiệu quả. 4.2. Cắt lỗ đúng lúc Người thua lỗ không phải vì vốn nhỏ mà là vì tư duy đầu tư của mỗi cá nhân. Việc cắt lỗ đúng lúc sẽ giữ lại cho bạn số vốn cho cơ hội khác.  Có một nguyên nhân khiến cho các nhà đầu tư mới tham gia thị trường bị thua lỗ đó là không đặt lệnh cắt lỗ. Dẫn đến tình trạng lệnh thua lỗ ngày càng nhiều. Và buộc phải cắt lỗ ở số tiền lớn hoặc cháy tài khoản. Lệnh cắt lỗ ( Stop loss ) sẽ giúp nhà đầu tư không gặp rủi ro trước cú đảo ngược giá khó lường. Lời khuyên với những nhà đầu tư mới: số vốn còn ít thì nên giao dịch các khung thời gian ngắn hạn và trong ngày. Một nhà đầu tư thành công phải biết kiểm soát các khoản lỗ và cắt lỗ đúng lúc.
Xem thêm
Chat hỗ trợ
Chat ngay
facebook