Thị trường Chứng khoán

Chứng khoán đủ điều kiện để bước vào sóng tăng trung hạn, lộ diện làn sóng cổ phiếu sẽ là tâm điểm hút tiền trong những tháng tới

Ngô Minh Ngọc   |  19/10/2024

BSC cho rằng tăng trưởng lợi nhuận 2025F và định giá ở mức hợp lý sẽ là yếu tố cốt lõi để lựa chọn cổ phiếu. Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán BSC ước tính tăng trưởng lợi nhuận Q3/2024 dự kiến sẽ phục hồi mạnh. Dựa trên báo cáo tài chính quý 2 và quý 3, BSC nhận thấy kết quả kinh doanh các doanh nghiệp dự kiến sẽ ghi nhận mức phục hồi đáng kể so với cùng kỳ 2023, ước mức tăng khoảng từ 16-20% YoY dựa trên một số yếu tố chính. Thứ nhất, mức nền thấp của một số ngành Q3/2023 như Ngân hàng, Bán lẻ, Hoá Chất, Tiện ích, Vật liệu xây dựng, Tài Nguyên cơ bản. Thứ hai, doanh thu tiếp tục cải thiện nhờ lượng đơn hàng phục hồi (PMI T8 duy trì ở mức 58,4 điểm), và biên lợi nhuận dự kiến phục hồi nhờ vào giá nguyên vật liệu đầu vào giảm đi kèm với sức mua dần phục hồi. Thứ ba, chi phí lãi vay sẽ ở mức thấp hơn cùng kỳ, điều này đã được phản ánh trong Q2/2024. Cuối cùng là chi phí lỗ tỷ giá và chi phí tài chính khác ghi nhận mức tăng đột biến trong Q2/2024, tuy nhiên luỹ kế đến ngày 30/9/2024, tỷ giá chỉ ghi nhận mức 1,31% YTD so với mức 4,31% tại ngày 30/6/2024. Do đó, kỳ vọng các doanh nghiệp ghi nhận mức lỗ tỷ giá lớn trong Q2/2024 sẽ được ghi nhận lại mức lãi tỷ giá trong Q3/2024. BSC cho rằng tăng trưởng lợi nhuận 2025F và định giá ở mức hợp lý sẽ là yếu tố cốt lõi để lựa chọn cổ phiếu. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường đạt >15% YoY nhờ sản lượng, biên lợi nhuận phục hồi, lãi tỷ giá và chi phí lãi vay được tiết giảm so với cùng kỳ. Nền kinh tế bắt đầu phục hồi, tăng trưởng tín dụng tích cực dự kiến đạt 14-15% năm 2025 đi kèm với mức nền lợi nhuận Q3/2023 thấp ở một số ngành như Ngân hàng, Tài nguyên cơ bản, Hoá chất, Tiện ích, Bán lẻ, Xây dựng và Vật liệu. Theo đó, tăng trưởng EPS năm 2025 dự kiến đạt ~20% là động lực thúc đẩy sự đi lên của VN-Index Mức chênh lệch E/P 2025 và lãi suất tiết kiệm sẽ được nới rộng tạo dư địa tăng VN-Index. So sánh tỷ suất sinh lời của thị trường và lãi suất gửi tiết kiệm là công cụ chỉ báo uy tín, BSC nhận thấy điều kiện cần để hình thành xu hướng tăng trung và dài hạn thị trường đến từ (1) Tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác , và điều kiện đủ là (2) EPS duy trì tốc độ tăng nhằm đảm bảo tỷ suất sinh lời kỳ vọng tiếp tục duy trì mức hấp dẫn, tương tự đã xảy ra thời điểm 2015-2016, 2020-2021. Đội ngũ phân tích nhận thấy giai đoạn 2023-2025 sẽ khá tương đồng với giai đoạn 2015-2016, ngoài ra tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 2025 sẽ chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi thay vì có sự đóng góp của các chi phí tài chính (môi trường lãi suất cho vay giảm) và thanh lý các tài sản khác. Nhóm cổ phiếu lớn dự báo có hiệu suất vượt trội trong nửa đầu năm 2025 Thu hẹp chênh lệch định giá giữa nhóm Bluechip và nhóm Mid-Small cap. Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì hiệu suất vượt trội hơn nhóm Mid-small cap cho đến khi tăng trưởng lợi nhuận nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ bắt kịp trong năm 2025. Khuyến nghị ưu tiên nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn 1H2025 và 2H2025 là cơ hội cho các cổ phiếu vừa và nhỏ Định giá phản ánh sự tăng trưởng trong 2024 – Nhìn sang năm 2025 để tìm cơ hội – P/E được chú trọng hơn và P/B sẽ là chặn dưới khi thị trường biến động mạnh. Bên cạnh đó, BSC cho rằng “gió đảo chiều” ở xu hướng dòng tiền khối ngoại và kỳ vọng nâng hạng thị trường 2025. Các ngân hàng TW bắt đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ khi tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy yếu … Dẫn đến sự đảo ngược dần dòng vốn sang các khu vực thị trường mới nổi có định giá và câu chuyện hấp dẫn cũng như giảm áp lực rủi ro tỷ giá với các nước EM. Ưu tiên các cổ phiếu có vốn hoá lớn cho câu chuyện trên như HPG, VHM, VNM, VIC, MSN, SSI, VCB, VRE, VND, DGC Mai Chi - Nhịp Sống Thị Trường
Xem thêm

Chuyên gia tiết lộ 2 điều kiện then chốt giúp chứng khoán đón con sóng lớn vào cuối năm nay và đầu năm 2025

Ngô Minh Ngọc   |  11/10/2024

Theo chuyên gia, nếu VN-Index có sự điều chỉnh thì đều là cơ hội giải ngân cho trung hạn. Lực cầu chững lại trong những phiên gần đây khi VN-Index liên tục thất bại trước ngưỡng kháng cự mạnh 1.300 điểm. Việc chỉ số liên tục giằng co và chưa thể bứt phá khỏi vùng cản khiến nhà đầu tư lo ngại về cơ hội đầu tư trong thời gian tới. Điều kiện cần và đủ để chứng khoán có sóng tăng mạnh trong trung hạn Chia sẻ diễn biến này tại chương trình Khớp lệnh, ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc Chiến lược thị trường CTCP Chứng khoán VPBank cho rằng trong bối cảnh thị trường sideway liên tục, biên trên ở 1.295 – 1.305, biên dưới khoảng 1.175 – 1.200, biên dao động khoảng 100 điểm thì chiến lược ưu tiên là cứ chạm cản trên thì chốt lời dần, thị trường xuống gần sát 1.200 thì cân nhắc giải ngân cho trung hạn. Nhìn lại quá khứ, giai đoạn 2013 – 2015, thị trường cũng có khung sideway trước khi bật lên vào 2016 – 2017. Đây là giai đoạn đi ngang điển hình khi mà thị trường chưa có 1 gói gói hỗ trợ hay gói kích thích đủ mạnh để thị trường đi lên. Như giai đoạn 2016 – 2017, chúng ta có các câu chuyện như tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và làn sóng thoái vốn Nhà nước. Chu kỳ tăng thứ 2 sau Covid-19 thì có gói hỗ trợ về mặt lãi suất, chính sách tiền tệ nới lỏng. Như vậy, TTCK Việt Nam thường phản ứng mạnh mẽ với các chính sách nới lỏng tiền tệ, đặc biệt là gói kích thích kinh tế. Trong thời điểm hiện tại, nhà đầu tư kỳ vọng gói hỗ trợ chính sách như Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất chính sách, dòng vốn hỗ trợ bơm vào thị trường tốt hơn, tác động tích cực trong năm 2025. Nếu lãi suất hạ thì TTCK chắn chắn có con sóng rất mạnh. “Tôi cho rằng lãi suất điều hành có dư địa còn giảm thêm được 25 điểm cơ bản. Fed vừa hạ lãi suất 50 điểm cơ bản, thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất VND so với USD, áp lực lên tỷ giá giảm tạo dư địa giảm thêm 25 điểm cơ bản lãi suất điều hành”, ông Trần Hoàng Sơn đánh giá. Trong cuộc họp ngày 4/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành nên đưa ra gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, cho người lao động tiếp cận được các chương trình mua nhà. Chuyên gia VPBankS nhận định đây là vốn mồi rất quan trọng, bởi Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra chỉ đạo thì gói này có thể xuất hiện cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng, đây là điều kiện vừa cần và vừa đủ cho đợt sóng tăng mạnh của thị trường cuối năm nay và đầu năm sau. Do vậy, nếu VN-Index có sự điều chỉnh thì đều là cơ hội giải ngân cho trung hạn. Câu chuyện định giá sẽ chi phối thị trường trong ngắn hạn Về sự xoay chuyển của dòng vốn nước ngoài, ông Trần Hoàng Sơn đánh giá dòng vốn có dấu hiệu chốt lời ở một số thị trường tăng nóng trước đây như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc… để sang Trung Quốc. Goldman Sach dự báo TTCK Trung Quốc có thể tăng thêm 20% nữa, điều này làm giảm sức hút của các thị trường Đông Nam Á và dòng vốn có thể chảy thêm vào Trung Quốc. Đối với Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài đã giảm bán ròng và quay lại mua ròng. Ông Sơn cho rằng trong năm 2025, Việt Nam sẽ bước vào chu kỳ nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng. Trong ngắn hạn, câu chuyện định giá là câu chuyện chi phối thời gian tới bởi vì nhiều nhóm ngành đã tăng nóng thì định giá khá cao. Diễn biến thị trường sắp tới kết hợp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết đưa ra sẽ có một giai đoạn tái định giá. Những cổ phiếu đã tăng nóng có kết quả kinh doanh cao thì định giá tiếp tục hấp dẫn, thu hút thêm dòng tiền. Doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý III yếu đi kết hợp giá đã tăng tốt thời gian qua thì định giá không còn hấp dẫn nữa và tự điều chỉnh. Theo dự báo của Bloomberg, tăng trưởng lợi nhuận của các nhóm ngành trong năm nay sẽ vào khoảng 20 – 25%. Định giá Forward cho năm 2025 P/E khoảng 9 và P/E không tính Forward khoảng 14 – 15 lần, mức này không quá đắt cũng không quá rẻ. Bởi vậy, nhà đầu tư sẽ chờ đợi thêm kết quả kinh doanh quý III và IV năm nay để đủ sự nhận định. Mặt khác, nhiều cổ phiếu cũng có điều chỉnh định giá sau khi có kết quả kinh doanh quý III và IV. “Thời điểm này khá nhạy cảm, nhiều nhóm đã tăng rất tốt từ đầu năm như bán lẻ, hàng tiêu dùng, chứng khoán, ngân hàng… Nên lợi nhuận sắp tới có phải ánh đúng và đủ những gì thị trường đã tăng trong thời gian qua”, Giám đốc Phân tích VPBankS đánh giá. Mai Chi - Nhịp Sống Thị Trường
Xem thêm

Các “doanh nghiệp dân tộc” Viettel, PVN, Vingroup, FPT, THACO, Hòa Phát, TH, Vinamilk, Masan… đóng góp lớn vào thương hiệu quốc gia

Ngô Minh Ngọc   |  05/10/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu một số điểm sáng cho thấy sự phát triển, vươn mình mạnh mẽ và đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Sáng 4/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt với các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ngành và 200 doanh nhân tiêu biểu đại diện cho các thành phần, lĩnh vực của nền kinh tế như Viettel, PVN, TTC, Masan... và đại diện các hiệp hội doanh nghiệp. Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh, đánh giá cao các doanh nghiệp, doanh nhân và quý vị đại biểu đã đóng góp nhiều đề xuất, ý kiến rất hay, trách nhiệm, tâm huyết, trí tuệ, sát thực tế và mang tính xây dựng. Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến để trình ban hành thông báo kết luận của Hội nghị, nhằm kịp thời xử lý, giải quyết kiến nghị của các doanh nghiệp, doanh nhân, giao các bộ ngành, địa phương tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả, mang lại lợi ích chung cho đất nước và cho doanh nghiệp, doanh nhân. Thủ tướng đánh giá, hiện nay, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng - Ảnh VGP/Nhật Bắc Đánh giá về đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân , Thủ tướng nêu rõ: Chúng tôi rất vui mừng, tin tưởng và tự hào về doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để phát triển lớn mạnh và trưởng thành, và đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, nhất là trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Đảng, Nhà nước đã dành sự quan tâm thiết thực, kịp thời, cả trước mắt và lâu dài với đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân. Từ Đại hội lần thứ IX, Đảng đã đề cập đến vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 9/12/2011, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó nhấn mạnh: "Đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh." Chính phủ luôn bám sát, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, chính đáng. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân cũng luôn phát huy tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Thủ tướng nêu một số điểm sáng cho thấy sự phát triển, vươn mình mạnh mẽ và đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Thứ nhất, sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Số doanh nghiệp thành lập mới trong vòng 20 năm (2004-2023) đã đạt hơn 1,88 triệu, số doanh nghiệp thành lập mới năm 2023 tăng khoảng 4,3 lần so với năm 2004. Số doanh nghiệp thành lập mới 8 tháng đầu năm 2024 là trên 110.000, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Ước tính số doanh nghiệp thành lập mới năm 2024 sẽ vượt con số 159.000 của năm 2023, là năm thứ ba liên tiếp lập kỷ lục. Lũy kế giai đoạn 2000 - 2024, số doanh nghiệp thành lập mới dự báo sẽ vượt con số 2,1 triệu. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động tăng khoảng 8,4 lần, từ 1,1 doanh nghiệp/1000 dân năm 2004 lên 9,2 doanh nghiệp/1000 dân năm 2023. Thứ hai, các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, không chỉ trong nước mà nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới, góp phần đưa thương hiệu Việt ra toàn cầu và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Đã có các doanh nghiệp dân tộc, tập đoàn kinh tế có quy mô lớn, giữ vai trò quan trọng, là nòng cốt, tiên phong dẫn dắt sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, đóng góp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của Thương hiệu quốc gia, như Viettel, PVN, Vingroup, FPT, THACO, Hòa Phát, TH, Vinamilk, Masan... Nhiều doanh nghiệp đã vươn lên làm chủ công nghệ, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có thương hiệu, tạo dựng được hệ sinh thái cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng phát triển, tiên phong trong chuyền đổi xanh, chuyên đổi số, tham gia giải quyết các thách thức, bài toán lớn của quốc gia. Thứ ba, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hay tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã và luôn nêu cao tinh thần chia sẻ đồng hành cùng đất nước, vượt khó, vượt khổ, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh thách thức để duy trì hoạt động, duy trì công ăn việc làm cho người lao động, sinh kế cho người dân. Thứ tư, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp đã phát huy tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm với xã hội, nhiều doanh nhân đã tích cực tham gia các chương trình xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, gắn bó hơn với giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thứ năm, các doanh nghiệp, doanh nhân đã thường xuyên, tích cực đóng góp vào việc thực hiện đột phá chiến lược về thể chế, xây dựng chính sách và pháp luật. Thứ sáu, trong năm 2024 có nhiều khó khăn, thách thức (do hậu quả kéo dài của đại dịch COVID-19; cạnh tranh chiến lược, xung đột, đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất trên toàn cầu; thiên tai, biến khổi khí hậu), các doanh nghiệp, doanh nhân đã góp phần quan trọng vào giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và gần đây đã tự nguyện, tự giác góp phần khắc phục hậu quả bão số 3. Nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực và đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước thời gian qua. Thời gian tới, trong bối cảnh khó khăn, thách thức và cơ hội, thuận lợi đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Thứ nhất, kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Thứ hai, phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, toàn diện, gồm hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, y tế, giáo dục, văn hóa… để góp giảm chi phí logistics, giảm chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, tạo không gian phát triển mới, các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ mới, tăng giá trị của đất đai. Thứ ba, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng Thứ tư , hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Thứ năm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự. Thứ sáu, xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp xứng tầm truyền thống lịch sử văn hóa, hào hùng dân tộc, anh hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển nhanh, bền vững trong thời đại hòa bình. "Tinh thần là thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Chính phủ, các bộ ngành, địa phương nói ít nhưng làm nhiều, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, đạt kết quả lượng hóa được, cân, đong, đo, đếm được", Thủ tướng nhấn mạnh. Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong. Thứ nhất , tiên phong thúc đẩy 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng và nhân lực). Thứ hai, tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đổi mới sáng tạo, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm…) Thứ ba, trong bối cảnh hiện nay, tiên phong góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế (thu đủ chi, xuất đủ nhập, làm đủ ăn, bảo đảm đủ năng lượng, cung cầu lao động đáp ứng yêu cầu phát triển). Thứ tư, tiên phong xây dựng quản trị doanh nghiệp hiện đại để góp phần nâng cao năng lực quản trị đất nước theo hướng thông minh, Chính phủ trong sạch, liêm chính, vì nhân dân phục vụ. Thứ năm, tiên phong củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác an sinh xã hội, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, không bỏ ai bị bỏ lại phía sau, góp phần vào phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, toàn diện. "Với tinh thần "lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ", hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, chúng ta hãy:"Cùng lắng nghe, thấu hiểu", "cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động", "cùng làm, cùng thắng và cùng phát triển", "cùng hưởng niềm vui, hạnh phúc và tự hào" ", Thủ tướng phát biểu. Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam luôn thể hiện sự tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích của quốc gia và dân tộc, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân. "Mỗi người chúng ta hãy thể hiện tinh thần này bằng hành động cụ thể, cùng nhau đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, tới năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao", Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ. Phương Linh - Nhịp Sống Thị Trường
Xem thêm

Góc nhìn CTCK: VN-Index khả năng biến động trong biên độ hẹp 1.280-1.300 điểm

Ngô Minh Ngọc   |  27/09/2024

Nhận định về phiên giao dịch cuối tuần, các công ty chứng khoán đưa ra các quan điểm khá trái chiều. Thị trường duy trì sự hưng phấn từ phiên hôm qua và mở cửa trong sắc xanh. Tuy nhiên, gần cuối phiên, áp lực chốt lời dâng cao khiến thị trường rung lắc và trượt điểm, phần nào thu hẹp đà tăng giá. Đóng cửa phiên 26/9, VN-Index tăng 4,01 điểm, tương đương 0,31% lên mức 1291.49 điểm. Thanh khoản khớp lệnh giảm với 889,8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE. Nhận định về phiên giao dịch cuối tuần, các công ty chứng khoán đưa ra các quan điểm khá trái chiều. Cụ thể: Tiếp đà tăng điểm Chứng khoán Yuanta Thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể sẽ thử thách lại ngưỡng 1.300 điểm. Đồng thời, dòng tiền phần lớn tập trung ở nhóm cổ phiếu Largecaps và Midcaps, đặc biệt thị trường vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên chúng tôi kỳ vọng nhịp điều chỉnh có thể sớm kết thúc trong phiên. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng mạnh cho thấy cơ hội mua mới tiếp tục gia tăng dần. Cổ phiếu vốn hoá lớn dẫn dắt Chứng khoán KBSV Đà tăng điểm bị chặn lại khi chỉ số tiếp quanh vùng cản gần, nơi tập trung khối lượng giao dịch lớn và nhiều lần tạo đỉnh, cho thấy tâm lý bán chốt lời đang gia tăng. Mặc dù VN-Index tạo râu nến dài, bỏ ngỏ rủi ro hình thành phiên bull-trap, sự nâng đỡ chính đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn được kỳ vọng tiếp tục thu hút dòng tiền, dẫn dắt VN-Index hướng tới vùng kháng cự xa. Tích luỹ quanh đỉnh cũ 1.300  Chứng khoán BSC VN-Index đã chưa thể vượt qua ngưỡng kháng cự 1.300 trong ngày hôm nay. Trong những phiên tới, chỉ số có thể tiếp tục tích lũy quanh vùng đỉnh cũ này. Biến động trong biên hẹp Chứng khoán SHS Ngắn hạn chúng tôi cho rằng đây không phải vùng giá hợp lý để giải ngân, cũng chưa có dự báo chắc chắn VN-Index sẽ vượt lên. Thị trường sẽ kết thúc quý III/2024 trong 02 phiên giao dịch đến, VN-Index khả năng sẽ biến động trong biên độ hẹp 1.280 điểm - 1.300 điểm trong 02 phiên giao dịch cuối quí III/2024. Khả năng điều chỉnh Chứng khoán VDSC Thị trường tiếp tục tăng điểm nhưng chịu áp lực từ vùng cản tâm lý 1.300 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên trước nhưng vẫn ở mức cao, cho thấy có trạng thái tranh chấp mạnh giữa cung và cầu khi thị trường tăng điểm. Với tín hiệu nến thận trọng Shooting Star, có khả năng nhịp tăng của thị trường sẽ tạm thời chậm lại và có thể có động thái điều chỉnh trong phiên giao dịch tiếp theo để kiểm tra lại dòng tiền hỗ trợ tại vùng 1.285 điểm. Nhà đầu tư cần chậm lại và quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá lại trạng thái thị trường. Tạm thời vẫn cần cân nhắc đợt hồi phục này để cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro. Năm Dòng Kẻ - Nhịp Sống Thị Trường
Xem thêm

Nóng: Chính thức thông qua Non Pre-funding, chứng khoán Việt Nam tiến thêm một bước quan trọng trong quá trình nâng hạng

Ngô Minh Ngọc   |  20/09/2024

Thông tư mới có nội dung đáng chú ý liên quan đến việc nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền và lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh. Ngày 18/9, Bộ Tài chính đã thông qua Thông tư 68/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi hành từ ngày 02/11/2024. Thông tư 68/2024/TT-BTC có một số điểm đáng chú ý như sau: Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền (Non Pre-funding solution – NPS) Tại Điều 1 Thông tư 68/2024/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 120/2020/TT-BTC BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán. Cụ thể, Thông tư mới quy định, nhà đầu tư phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua chứng khoán, ngoại trừ 02 trường hợp: (1) nhà đầu tư giao dịch ký quỹ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; (2) Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi NĐTTCNN) mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh theo quy định tại Điều 9a Thông tư này. Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung Điều 9a về “Giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của NĐTNN là tổ chức”. Công bố thông tin bằng tiếng Anh Thông tư 68/2024/TT-BTC sửa đổi Điều 5 Thông tư số 96/2020/TT-BTC về ngôn ngữ công bố thông tin trên TTCK như sau: Ngôn ngữ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là tiếng Việt. Tổ chức niêm yết, CTĐC, Sở giao dịch chứng khoán, VSDC thực hiện công bố thông tin đồng thời bằng tiếng Anh theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. Thông tin công bố bằng tiếng Anh phải bảo đảm thống nhất với nội dung thông tin công bố bằng tiếng Việt. Trường hợp có sự khác biệt hoặc có cách hiểu khác giữa thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh thì thông tin bằng tiếng Việt được áp dụng. Thông tư 68/2024/TT-BTC quy định về lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh của CTĐC như sau: i. Tổ chức niêm yết, CTĐC quy mô lớn công bố thông tin định kỳ đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025; ii. Tổ chức niêm yết, CTĐC quy mô lớn công bố thông tin bất thường, công bố thông tin theo yêu cầu và công bố thông tin về các hoạt động khác của CTĐC đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026; iii. CTĐC không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản này công bố thông tin định kỳ đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2027; iv. CTĐC không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản này công bố thông tin bất thường, công bố thông tin theo yêu cầu và công bố thông tin về các hoạt động khác của CTĐC đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2028. Theo báo cáo mới nhất của SSI Research, đây là một bước tiến gần hơn để thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng các yêu cầu nâng hạng lên thị trường mới nổi của FTSE Russell. Với việc nâng hạng lên thị trường mới nổi, SSIResearch ước tính dòng vốn từ các quỹ ETF có thể lên đến 1,7 tỷ USD, chưa tính đến dòng vốn từ các quỹ chủ động (FTSE Russell ước tính tổng tài sản từ các quỹ chủ động gấp 5 lần so với các quỹ ETF). Việc tháo gỡ nút thắt quan trọng trong quá trình nâng hạng được kỳ vọng sẽ trở thành chất xúc tác để đảo chiều dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thời gian qua, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng triền miên với tổng giá trị từ đầu năm 2024 lên đến hơn 65.000 tỷ đồng (2,6 tỷ USD) chỉ tính riêng trên HoSE. Hà Linh - Nhịp Sống Thị Trường
Xem thêm

Phiên 13/9: Khối ngoại tiếp đà bán ròng, "xả" hơn 300 tỷ đồng trên 2 cổ phiếu bluechips

Ngô Minh Ngọc   |  14/09/2024

Khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị khoảng 66 tỷ đồng trên toàn thị trường. Chứng khoán Việt Nam diễn biến khá ảm đạm trong phiên giao dịch cuối tuần. Sắc đỏ bao trùm hầu hết thời gian giao dịch khiến phần lớn các mã cổ phiếu giảm điểm. Đóng cửa phiên 13/9, VN-Index giảm 4,64 điểm xuống 1.251,71 điểm. Thanh khoản trên HoSE tiếp tục “mất hút” khi giá trị khớp lệnh chỉ đạt vỏn vẹn 9.160 tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 17 tháng. Về giao dịch khối ngoại, nhóm này tiếp tục bán ròng với giá trị khoảng 66 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trên HOSE, khối ngoại bán ròng 73 tỷ đồng Tại chiều bán, cổ phiếu VHM và MWG bị khối ngoại bán mạnh nhất trên HOSE với giá trị lần lượt 189 tỷ và 124 tỷ đồng. Theo sau, VCI, HPG, HSG là ba mã tiếp theo bị "xả" ròng lần lượt 85 tỷ, 73 tỷ và 37 tỷ đồng. Ngược lại, FPT được mua mạnh nhất với giá trị khoảng 195 tỷ đồng. Theo sau, STB cũng được "gom" ròng 83 tỷ đồng. Khối ngoại cũng chi khoảng vài chục tỷ đồng để mua ròng các mã chứng khoán như DXG, FTS, TPB. Trên HNX, khối ngoại mua ròng xấp xỉ 5 tỷ đồng Tại chiều mua, IDC  được mua ròng mạnh nhất với giá trị 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, BVS xếp tiếp theo trong sách mua ròng mạnh trên HNX với giá trị 5 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng chi khoảng 1-2 tỷ đồng để gom ròng PVI. NTP và VC3. Chiều ngược lại, SHS chịu áp lực bán mạnh của khối ngoại với giá trị bán ròng 14 tỷ đồng. Đồng thời, PVS, LAS, MBS là 3 mã bị khối ngoại bán ròng giá trị khoảng 1 tỷ đồng. Trên UPCOM, khối ngoại mua ròng gần 2 tỷ đồng Chiều mua, cổ phiếu ACV được khối ngoại mua 4 tỷ đồng. Theo sau, KLB, SGP và OIL được mua ròng khoảng 1 tỷ đồng. Ngược chiều, LTG bị khối ngoại bán ròng 2 tỷ đồng. Ngoài ra khối ngoại cũng bán ròng 1 tỷ đồng tại MCH. Ngọc Ly - Nhịp sống thị trường
Xem thêm
Chat hỗ trợ
Chat ngay
facebook