Thị trường hàng hóa

Dòng tiền đầu tư ‘rót’ mạnh vào nhóm năng lượng và kim loại

Ngô Minh Ngọc   |  15/12/2023

  Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy lực mua áp đảo trên thị trường hàng hoá trong ngày giao dịch 14/12. Chỉ số MXV-Index của cả 4 nhóm mặt hàng đều lên điểm, kéo chỉ số MXV-Index chung toàn thị trường tăng 2,2% lên 2.225 điểm. Dòng tiền đầu tư đến thị trường bứt phá mạnh, đặc biệt vào nhóm mặt hàng năng lượng và năng lượng. Giá trị giao dịch toàn sở tăng gần 9% lên mức 5.100 tỷ đồng. Đáng chú ý, giá bạc chấm dứt chuỗi giảm 8 phiên liên tiếp, chốt phiên tại 24,38 USD/ounce sau khi tăng 6,39%, thiết lập phiên giao dịch tốt nhất kể từ tháng 3/2023. Giá bạch kim cũng tăng 4,97% đẩy giá lên 967,9 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng hơn ba tháng. IEA nâng dự báo, giá dầu bật tăng 3%  Kết thúc ngày giao dịch 14/12, giá dầu bật tăng mạnh mẽ sau khi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô năm 2024. Ngoài ra, đồng USD lao dốc trước kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm cắt giảm lãi suất vào năm sau, cũng thúc đẩy lực mua dầu do chi phí nắm giữ bớt đắt đỏ hơn. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 3,04% lên mức 71,58 USD/thùng. Dầu Brent đóng cửa với mức giá 76,61 USD/thùng sau khi tăng 3,16%. Đây là phiên tăng giá trong ngày mạnh nhất của giá dầu trong một tháng qua. Trong báo cáo thị trường dầu mỏ tháng 12, IEA đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu trong năm 2024 lên mức 1,1 triệu thùng/ngày, cao hơn 130.000 thùng/ngày so với ước tính trước đó. Ngoài ra, dưới áp lực chính sách cắt giảm sản lượng tự nguyện của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), tăng trưởng nguồn cung toàn cầu đã được IEA điều chỉnh xuống 1,2 triệu thùng/ngày, giảm mạnh so với ước tính 1,6 triệu thùng/ngày trong báo cáo trước. Do đó, mức thặng dư trung bình trong năm 2024 được hạ xuống 300.000 thùng/ngày so với ước tính 500.000 thùng/ngày trong ước tính trước đó. Điều này đã đem lại tâm lý tích cực hơn đối với nhà đầu tư, giúp tăng cường vị thế mua dầu trong phiên. Ngoài ra, đà tăng của giá dầu một phần còn đến từ đà suy giảm của đồng USD. Chỉ số Dollar Index chỉ trong hai phiên giao dịch đã đánh mất 2,1%, giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng qua sau khi FED phát đi tín hiệu ngừng tăng lãi suất, và cắt giảm chi phí vay trong năm 2024. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí, thúc đẩy kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về dầu. Các nhà kinh tế của Goldman Sachs dự báo rằng FED sẽ có ba đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản liên tiếp vào tháng 3/2024, tháng 5/2024 và tháng 6/2024. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tại cuộc họp lãi suất ngày hôm qua, đã tái khẳng định chi phí đi vay sẽ vẫn ở mức cao kỷ lục mặc dù kỳ vọng lạm phát thấp hơn. Điều đó khiến đồng Euro mạnh hơn tương đối so với đồng USD, càng làm gia tăng áp lực cho đồng bạc xanh và hỗ trợ giá dầu. Đồng USD và lợi suất trái phiếu lao dốc mạnh, giá kim loại đồng loạt ‘xanh’ Ngày giao dịch hôm qua, sắc xanh cũng phủ kín bảng giá kim loại. Đối với kim loại quý, giá bạc chấm dứt chuỗi giảm 8 phiên liên tiếp, chốt phiên tại 24,38 USD/ounce sau khi tăng 6,39%, thiết lập phiên giao dịch tốt nhất kể từ tháng 3/2023. Giá bạch kim cũng tăng 4,97% đẩy giá lên 967,9 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng hơn ba tháng. Các nhà đầu tư tiếp tục đón nhận thông điệp “ôn hòa” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với tâm thế tích cực. Trong tuyên bố lãi suất, FED đã phát đi tín hiệu sắp xoay trục chính sách và dự kiến cắt giảm 75 điểm cơ bản trong năm tới. Thị trường thậm chí còn lạc quan hơn nhiều. Các nhà đầu tư dự đoán lãi suất của FED sẽ nằm trong khoảng 3,75 - 4% vào cuối năm 2024. Điều này đồng nghĩa với việc FED sẽ cắt giảm 150 điểm cơ bản trong năm tới, tương đương 6 lần cắt giảm và mỗi lần giảm 25 điểm cơ bản.  Thêm vào yếu tố hỗ trợ, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết ông tin rằng nền kinh tế Mỹ có thể đạt được kịch bản “hạ cánh mềm” trong năm tới. Điều này củng cố triển vọng tiêu thụ bạc và bạch kim, do bên cạnh vai trò trú ẩn, hai mặt hàng này còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp.  Đối với kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tăng 2,77% lên 3,89 USD/pound, mức cao nhất kể từ đầu tháng 12. Giá quặng sắt phục hồi 0,3%, đóng cửa tại 134,01 USD/tấn. Cùng chung xu hướng với kim loại quý, nhóm kim loại cơ bản cũng đón nhận lực mua tích cực nhờ đồng USD suy yếu. Hơn nữa, việc Trung Quốc ban hành chính sách hỗ trợ lĩnh vực bất động sản đã củng cố sức mua đồng và quặng sắt.  Hơn nữa, việc Trung Quốc ban hành chính sách hỗ trợ lĩnh vực bất động sản đã củng cố sức mua đồng và quặng sắt. Cụ thể, hai thành phố hạng nhất của Trung Quốc là Bắc Kinh và Thượng Hải đã nới lỏng các hạn chế mua nhà vào hôm qua (14/12), theo Tân Hoa Xã.  Củng cố cho tâm lý nhà đầu tư, gã phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc Country Garden đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.  Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Xem thêm

Giá dầu có thể tiếp tục suy yếu khi thiếu vắng thông tin cơ bản

Ngô Minh Ngọc   |  08/12/2023

Sau khi rơi xuống vùng giá 72 USD, giá dầu WTI mở cửa sáng nay với diễn biến giằng co. Hiện tại, thị trường vẫn đánh giá thấp về quyết tâm “cắt giảm sản lượng tự nguyện” của nhóm OPEC+ sau cuộc họp cuối tháng 11, do những bất đồng từ trước đó. Còn lại, các thông tin cơ bản chưa đủ mạnh. Do đó, giá dầu có thể sẽ tiếp tục đà suy yếu trong phiên hôm nay. Lần đầu tiên sau 7 tháng, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia đã hạ giá dầu thô Arab Light kỳ hạn tháng 1 xuất khẩu cho khách hàng châu Á. Điều này cho thấy nguồn cung vẫn được đảm bảo so với nhu cầu có phần suy yếu. Nền kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm chạp bởi khủng hoảng bất động sản. Thậm chí Cơ quan xếp hạng Moody’s đã hạ mức triển vọng xếp hạng của Trung Quốc từ “ổn định” xuống “tiêu cực” vào ngày 5/12. Việc hạ thấp triển vọng không đồng nghĩa rằng cơ quan xếp hạng này sẽ hạ mức tín nhiệm của Trung Quốc, nhưng làm tăng thêm khả năng xảy ra kịch bản trên. Moody's dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 4% trong cả năm 2024 và 2025, và trung bình 3,8% một năm từ năm 2026 đến năm 2030. Trong khi đó, Trung Quốc dự kiến tăng trưởng đạt khoảng 5% trong năm nay. Nền kinh tế nhập khẩu nhiều dầu nhất thế giới gặp khó khăn về tăng trưởng cũng sẽ gây áp lực tới tiêu thụ dầu và giá dầu. Ngoài ra, giai đoạn mùa đông tại Mỹ hay Châu Âu thông thường khá hạn chế việc tiêu thụ xăng dầu, nên tồn kho Mỹ có xu hướng gia tăng. Sáng nay, dữ liệu Viện Dầu khí Mỹ (API) cho biết tồn kho dầu thô, xăng và nhiên liệu chưng cất đều tăng. Nếu tối nay, Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dữ liệu đồng thuận, giá dầu có thể gặp sức ép. Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Xem thêm

Giá đậu tương có thể suy yếu xuống 1330 do áp lực từ xuất khẩu của Mỹ

Ngô Minh Ngọc   |  01/12/2023

Xu hướng giằng co của giá đậu tương trong suốt phiên giao dịch ngày hôm qua tiếp tục được kéo dài sang đầu phiên sáng nay. Trong bối cảnh thị trường đang khá trung lập với triển vọng mùa vụ ở Nam Mỹ, việc không xuất hiện thêm đơn mua hàng đậu tương mới từ Mỹ khiến mặt hàng này không có thêm động lực thúc đẩy tăng giá trong phiên vừa rồi. Đối với phiên hôm nay, các số liệu về bán hàng trong báo cáo Export Sales sẽ là yếu tố được thị trường kỳ vọng tác động chính đến diễn biến giá đậu tương. Cụ thể, dự đoán của thị trường đối với doanh số bán hàng đậu tương niên vụ 23/24 của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 23/11 sẽ dao động trong khoảng 850.000 - 1.500.000 tấn, tương đối cao so với mức 961.270 tấn đạt được trong tuần trước đó. Đáng chú ý rằng trong tuần đánh giá, Mỹ không xuất hiện thêm đơn hàng bán đậu tương mới với khối lượng lớn trong báo cáo Daily Export Sales. Điều này làm gia tăng xác suất các số liệu chính thức trong tối nay sẽ không đạt được mức kỳ vọng của thị trường. Nếu con số này cho thấy bán hàng tiếp tục sụt giảm trong tuần thứ 2 liên tiếp, thị trường đậu tương sẽ chịu áp lực bán mạnh trong phiên tối. Ở kịch bản ngược lại, giá mặt hàng này có thể được thúc đẩy hướng tới vùng giá 1370 nhờ triển vọng xuất khẩu cải thiện. Quay trở lại với một yếu tố cũng đang được thị trường quan tâm theo dõi trong thời gian này là mùa vụ ở Nam Mỹ. Tại Brazil, bất chấp lượng mưa xuất hiện thời gian gần đây và dự báo sẽ tiếp tục có mưa nhiều hơn, phần lớn các hãng phân tích hàng đầu của Brazil đã cắt giảm ước tính sản lượng đậu tương năm nay của nước này. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cho biết họ sẽ đánh giá lại tác động của thời tiết tới mùa vụ khi mà cây trồng bước vào giai đoạn sinh trưởng quan trọng vào tháng 12 - tháng 1. Theo đánh giá của chúng tôi, giá đậu tương có thể sẽ dao động quanh vùng giá 1350 trong phiên hôm nay. Nếu các thông tin trong báo cáo Export Sales tối nay gây thất vọng, giá có thể tiến sát về vùng hỗ trợ tâm lý 1330. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Xem thêm

Giá Arabica còn động lượng giảm khi tồn kho tăng trở lại

Ngô Minh Ngọc   |  24/11/2023

Kết phiên 21/11, giá hai mặt hàng cà phê cùng giảm lần lượt 1,52% với Arabica và 0,92% với Robusta. Triển vọng nguồn cung thêm tín hiệu tích cực khi mưa quay trở lại Brazil và nhiệt độ dịu đi đã điều kiện thuận lợi cho cây cà phê phát triển tốt. Sau gần 2 tháng không có sự bổ sung hàng đạt chứng nhận, kết phiên 21/11, lượng Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US đã tăng thêm 1.035 bao loại 60kg, đưa tổng số cà phê đang lưu trữ hiện tại lên 290.734 bao. Hơn thế, lượng Arabica đang chờ phân loại bổ sung cũng tăng khoảng 2.000 bao lên mức 16.010 bao. Đây có thể là tín hiệu cho thấy tồn kho còn được mở rộng trong thời gian tới, từ đó tăng thêm tác động “bearish” đến giá. Bên cạnh đó, thông tin đang được quan tâm trên thị trường là vấn đề thời tiết của Brazil cũng cho thấy sự ủng hộ đối với mùa vụ và gia tăng áp lực lên giá. Dự kiến lượng mưa lớn hơn mức bình thường sẽ xuất hiện tại vùng trồng cà phê chính của Brazil trong khung thời gian 10 ngày tới, kết hợp cùng nhiệt độ giao động dưới 30 độ C, sẽ giúp thúc đẩy cây cà phê đang trong giai đoạn đầu đinh phát triển tốt nhất. Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Xem thêm

Giá kim loại tăng mạnh thúc đẩy chỉ số hàng hoá MXV-Index

Ngô Minh Ngọc   |  20/11/2023

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục có diễn biến phân hoá trong tuần vừa qua. Đóng cửa tuần, lực mua chiếm ưu thế ở nhóm kim loại và nguyên liệu công nghiệp đã giúp chỉ số MXV-Index tăng 0,38% lên 2.185 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt gần 4.000 tỷ đồng mỗi ngày, tăng hơn 22% so với tuần trước đó. Kỳ vọng Fed ngừng tăng lãi suất, giá kim loại quý bật tăng Nhóm kim loại là điểm nhấn của thị trường trong tuần vừa qua với 7 trên 10 mặt hàng ghi nhận các mức tăng mạnh. Cụ thể, đối với kim loại quý, giá cả ba mặt hàng đồng loạt phục hồi trong sắc xanh. Trong đó, giá bạc dẫn dắt đà tăng của nhóm khi bật tăng 7,05%, đóng cửa tuần tại mức 23,85 USD/ounce. Đây cũng là tuần đánh dấu mức tăng mạnh nhất của giá bạc kể từ tháng 7/2023. Giá bạch kim cũng phục hồi 6,63%, dừng chân ở mức 901,7 USD/ounce. Theo MXV, tuần trước, dòng tiền quay lại thị trường kim loại quý nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Loạt dữ liệu kinh tế tiêu cực và lạm phát hạ nhiệt tại Mỹ đã củng cố cho kỳ vọng này.   Cụ thể, Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Mỹ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo và giảm tốc từ mức tăng 3,7% vào tháng 9. Về lạm phát tại cổng nhà máy, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 10 Mỹ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, hạ nhiệt nhanh so với mức tăng 2,2% của tháng 9 và thấp hơn 0,6 điểm phần trăm so với dự báo, cho thấy áp lực lạm phát tại Mỹ đang giảm.  Ngoài ra, doanh số bán lẻ tháng 10 của Mỹ giảm 0,1% so với tháng trước, đánh dấu mức giảm lần đầu tiên sau 7 tháng, phản ánh nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ chậm lại. Bên cạnh đó, sản lượng công nghiệp, sản lượng sản xuất tháng 10 của Mỹ đều giảm mạnh hơn so với dự báo.   Với việc lạm phát đang hạ nhiệt và các hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ giảm tốc, FED ngày càng có ít không gian để tiếp tục tăng lãi suất. Điều này đã kéo đồng USD suy yếu. Chỉ số Dollar Index giảm 1,84% về 103,92 điểm. Theo đó, nhà đầu tư phân bổ dòng tiền quay lại nhóm kim loại quý, mặt hàng vốn nhạy cảm với lãi suất và biến động tiền tệ. Đối với kim loại cơ bản, giá đồng COMEX phục hồi 4,22% lên 3,73 USD/pound. Giá quặng sắt nối dài đà tăng sang tuần thứ tư liên tiếp, chốt tuần tại mức 128,51 USD/tấn nhờ tăng 1,34%. Đà tăng của giá kim loại cơ bản cũng được thúc đẩy một phần nhờ đồng USD giảm giá. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế phục hồi cũng giúp giá đồng và giá quặng sắt được hưởng lợi.  Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) và các cơ quan quản lý tài chính đã cam kết hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực bất động sản và hợp tác giải quyết rủi ro nợ của chính quyền địa phương. Giá dầu giảm 4 tuần liên tiếp Kết thúc tuần giao dịch 13 - 19/11, giá dầu đánh dấu chuỗi giảm 4 tuần liên tiếp, trong đó có thời điểm chạm mức thấp nhất trong vòng hơn 4 tháng qua. Cụ thể, giá dầu WTI giảm 1,66% xuống 75,89 USD/thùng. Dầu Brent chốt tuần với mức giá 80,61 USD/thùng sau khi giảm 1,01%.  Thị trường ghi nhận một số tín hiệu tích cực hơn về nguồn cung, trong khi sức tiêu thụ có dấu hiệu suy yếu. Điều này khiến giá dầu liên tục đối diện với sức ép, với 3 trong tổng số 5 phiên giảm giá trong tuần qua. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm ước tính thâm hụt dầu trong báo cáo tháng 11 so với báo cáo tháng 10. Cụ thể, mức thâm hụt trong quý III đã được thu hẹp xuống chỉ còn 1 triệu thùng/ngày so với ước tính 1,4 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng 10. Trong quý IV, con số cũng được thu hẹp 70.000 thùng/ngày.  Nguyên nhân là do nguồn cung ngoài OPEC (non-OPEC) năm 2023 và 2024 được nhóm được điều chỉnh cao hơn khoảng 100.000 thùng/ngày so với ước tính trước đó. Sản lượng dầu thô nhóm OPEC tháng 10 cũng tăng 80.000 thùng/ngày so với tháng 9, đạt trung bình 27,9 triệu thùng/ngày.  Trong tuần qua, báo cáo tồn kho dầu của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng góp phần đẩy giá dầu lao dốc. Cơ quan này cho biết tồn kho dầu thương mại Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 10/11 tăng thêm 3,59 triệu thùng, cao hơn ước tính của Viện Dầu khí Mỹ (API) và dự báo của Reuters, làm dấy lên lo ngại về tình hình tiêu thụ có phần suy giảm.  Cũng làm tăng thêm mối lo ngại về nhu cầu, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết thông lượng lọc dầu của nước này đạt 63,93 triệu tấn trong tháng 10, tương đương 15,05 triệu thùng/ngày, thấp hơn so mức kỷ lục 15,48 triệu thùng/ngày trong tháng 9. Nhu cầu nhiên liệu công nghiệp suy yếu và biên lợi nhuận lọc dầu thu hẹp đã khiến các nhà máy lọc dầu cắt giảm hoạt động.  Đà giảm của giá dầu chỉ được thu hẹp trong phiên cuối tuần, khi các nhà đầu tư thận trọng trước thềm cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) ngày 26/11 tuần này. Hãng tin Reuters trích dẫn ba nguồn tin của OPEC+, cho biết nhóm sẽ xem xét cắt giảm nguồn cung dầu bổ sung sau khi giá giảm gần 20% kể từ cuối tháng 9. Ngân hàng Goldman Sachs cũng kỳ vọng OPEC+ sẽ hành động để hỗ trợ duy trì vùng giá 80 - 100 USD/thùng. Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Xem thêm

Giá dầu có thể giằng co trong phiên giao dịch cuối tuần

Ngô Minh Ngọc   |  11/11/2023

Giá dầu nhận được lực mua tích cực trong phiên sáng khi những lo ngại về nhu cầu giảm bớt, trong khi nguồn cung có dấu hiệu thắt chặt. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia khẳng định nhu cầu tiêu thụ dầu vẫn ổn định, đồng thời cho biết sự sụt giảm mạnh của giá dầu trong thời gian gần đây là do hành động của các nhà đầu cơ. Ông cho biết xuất khẩu của các quốc gia thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) mang tính thời vụ và có xu hướng giảm vào mùa hè, sau đó tăng trở lại vào tháng 9 và tháng 10, không có nghĩa là sản lượng của nhóm gia tăng. Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) cũng đã suy đoán về khả năng Saudi Arabia đơn phương gia hạn mức cắt giảm 1 triệu thùng/ngày vào quý I/2024, làm tăng áp lực thâm hụt trên thị trường. Trong khi đó, nguồn cung từ Iraq vẫn hạn chế khi tuyến đường xuất khẩu dầu qua đường ống Ceyhan tới Thổ Nhĩ Kỳ, vốn chiếm khoảng 0,5% nguồn cung toàn cầu, vẫn chưa được nối lại.  Đáng chú ý, tờ Zawya cho biết chính quyền tỉnh Sơn Đông, trung tâm lọc dầu độc lập của Trung Quốc, đã yêu cầu Bắc Kinh bổ sung thêm 3 triệu tấn hạn ngạch nhập khẩu dầu nhiên liệu trong thời gian còn lại của năm 2023, nâng tổng hạn ngạch lên 19,2 triệu tấn. Hạn ngạch nhập khẩu gia tăng sẽ thúc đẩy các công ty khai thác thêm nguồn cung, đặc biệt là nguồn cung trực tiếp giá rẻ từ Nga, nhằm giảm chi phí nguyên liệu đầu vào và tăng sản lượng lọc dầu trong tháng 11 và tháng 12. Các chuyên gia phân tích tại Citi cũng dự đoán rằng trong ngắn hạn áp lực bán sẽ giảm bớt và giá dầu sẽ phục hồi do các nhà máy lọc dầu nới lỏng việc bảo trì, trong khi rủi ro nguồn cung gián đoạn ở Trung Đông còn tiềm ẩn. Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Xem thêm
Chat hỗ trợ
Chat ngay
facebook